Hỏi:
Đôn vị là đơn vị sụ nghiệp công lập nhóm 2 thuộc lĩnh vực y tế. Đơn vị đang có như cầu mua Hệ thống CT scan để phục vụ chuyên môn của bệnh viện từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị với giá dự kiến 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi lập tờ trình xin chủ trương mua sắm thì Sở Kế hoạch đầu tư TP. Cần thơ trả lời: mua sắm, sữa chữa thiết bị y tế phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp thì phải lập Dự án đầu tư công về đầu tư mua sắm thiết bị, được bổ sung vào kế hoạch trung hạn của đại phương để có quyết định giao vốn thì đơn vị mới thực hiện mua sắm nên khuyên đơn vị mua sắm thiết bị này từ nguồn thu hoạt động thường xuyên của đơn vị như vậy thủ tục mua sắm sẽ được nhanh hơn. Nên giờ hiện tại đơn vị có 2 câu hỏi xin Quý cơ quan giải đáp như sau:
1/ Nếu sử dụng quỹ PTHĐSN để cữa chữa CSVC, mua sắm, sữa chữa trang thiết bị để phục vụ các hoạt động thường xuyên của đơn vị, không hình thành Dự án đầu tư, bất kể giá trị thực hiện lớn hay nhỏ, nhiều hay ít thì đơn vị đều phải lập Dự án đầu tư công để đưa vào kế hoạch trung hạn của địa phương thì khi đó đơn vị mới được thực hiện theo như hướng dẫn của Sở KHĐT đúng không?
2. Trường hợp mua sắm máy móc, thiết bị từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo đề nghị của Sở KHĐT thì đơn vị lại không thể hạch toán kế toán theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC (được thay đổi bới Thông tư 24/2024/TT-BTC) quy định chế độ kế toán HCSB vì theo quy định tại thông tư chỉ có hướng dẫn mua sắm tài sản cố định từ nguồn kinh phí NSNN cấp, nhận tài trợ viện trợ, điều chuyển từ đơn vị khác, hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi, nguồn quỹ PTHĐSN của đơn vị . Đề nghị Quý cơ quan hướng dẫn hạch toán TSCĐ hình thành từ mua sắm d9au7 vào sử dụng ngay từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Xin chân thành cảm ơn
30/12/2024
Trả lời:
Nội dung thư độc giả hỏi về việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để mua sắm trang thiết bị và việc hạch toán TSCĐ được mua từ nguồn hoạt động sự nghiệp của đơn vị, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy định:
- Tại điểm a khoản 2 Điều 14: “Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có)”
- Tại khoản 3 Điều 14: “Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm, góp vốn liên doanh, liên kết phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công nhóm 2 sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP nêu trên.
Các quy định pháp luật về đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, vì vậy, trong trường hợp còn có vướng mắc liên quan đến việc xác định trường hợp phải lập dự án đầu tư công, đề nghị độc giả gửi câu hỏi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được trả lời theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
2. Về hạch toán kế toán mua sắm máy móc, thiết bị từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị
* Khi đơn vị mua sắm tài sản cố định từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp trong năm, theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư số 24/2024/TT-BTC (thay thế Thông tư 107/2017/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) đơn vị căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán có liên quan đến mua tài sản, hạch toán:
Nợ TK 211,….
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112
* Cuối năm, căn cứ vào việc xác định chênh lệch thu, chi theo cơ chế tài chính, đơn vị thực hiện như sau:
(1) Nếu khoản chi mua tài sản cố định đã được tính vào nội dung chi thường xuyên giao tự chủ khi xác định chênh lệch thu, chi theo cơ chế tài chính, (đã trừ giá trị tài sản ra khỏi chênh lệch thu, chi) thì sau khi hạch toán phân phối chênh lệch thu, chi theo hướng dẫn tại chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, số dư trên TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế phản ánh nguồn của tài sản cố định (giá trị còn lại).
(2) Nếu khoản chi mua tài sản cố định chưa được tính vào nội dung chi thường xuyên giao tự chủ khi xác định chênh lệch thu, chi theo cơ chế tài chính (chưa trừ giá trị tài sản ra khỏi chênh lệch thu, chi) thì giá trị tài sản cũng sẽ được phân phối vào quỹ. Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, thì chỉ có Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp được sử dụng để đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc,…phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Vì vậy, đối với trường hợp này, đơn vị sử dụng tiền từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp trong năm để mua tài sản thì xét về bản chất là sử dụng từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Theo đó, khi phân phối chênh lệch thu, chi, đơn vị phải đảm bảo việc cân đối nguồn hình thành tài sản (số chênh lệch thu, chi phân phối vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp phải đảm bảo bù đắp giá trị tài sản đã mua).
Về phương pháp hạch toán, đơn vị căn cứ quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp như sau:
- Trường hợp thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC:
+ Khi phân phối chênh lệch thu, chi theo cơ chế tài chính, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có các TK 353, 431 (4311, 4312, 4313, 43141).
+ Khi kết chuyển nguồn hình thành tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ (43141)
Có TK 431- Các quỹ (43142).
- Trường hợp thực hiện theo Thông tư số 24/2024/TT-BTC:
+ Khi phân phối chênh lệch thu, chi theo cơ chế tài chính, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 431- Các quỹ thuộc đơn vị (4311, 4318).
+ Kết chuyển nguồn hình thành tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ thuộc đơn vị (4311)
Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế.
Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện./.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
Thắc mắc về thực hiện chế độ tài chính kế toán hành chính sự nghiệp khi Thông tư số 24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024 có hiệu lực.
Kính đề nghị BTC giải đáp thắc mắc giúp nội dung sau:
- Thực hiện đề án tổ chức sắp xếp lại bộ máy giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Sau khi hợp nhất đơn vị được tổ chức bộ máy như sau:
Đơn vị dự toán cấp 1: Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Nguyên gồm có các đơn vị trực thuộc
+ Văn phòng Sở, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Quản lý chất lượng và Nông lâm sản, Trung tâm Nước Sinh hoạt và VSMT nông thôn...
Trong đó:
+ Sở Nông nghiệp và Môi trường là đơn vị dự toán cấp 1 vừa là đơn vị kế toán (văn phòng Sở)
+ Chi cục Kiểm lâm là đơn vị quản lý hành chính có các hạt kiểm lâm huyện Đồng Hỷ - Võ Nhai, hạt kiểm lâm Đại Từ - Định Hóa, hạt kiểm lâm Thành phố Thái Nguyên - Sông Công - Phổ Yên là các đơn vị quản lý hành chính trực thuộc chi cục Kiểm lâm, đều có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Kiểm lâm, có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu riêng, có tài khoản và mã QHNS riêng.
+ Chi cục Quản lý chất lượng và Nông lâm sản là đơn vị quản lý hành chính có Văn phòng chi cục trực thuộc và có đơn vị Trung tâm dịch vụ Huấn luyện chất lượng Nông lâm sản trực thuộc chi cục là đơn vị sự nghiệp công lập mức độ tự chủ 1 phần thường xuyên (mức độ 3) có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu riêng, có tài khoản và mã QHNS riêng.
- Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT là đơn vị sự nghiệp công lập, mức độ tự chủ mức do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (mức độ 4). Trong đơn vị có 1 đơn vị Trạm Dịch vụ quàn lý các công trình nước sinh hoạt trực thuộc là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu, tài khoản riêng có mức độ tự chủ tự chủ thường xuyên (mức độ 2).
Vậy, xin hỏi Bộ Tài chính theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính: Số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 về Hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên và số 24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024 về hướng dẫn kế toán hành chính, sự nghiệp thì Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ phải tổ chức công tác kế toán như thế nào?
1) Các đơn vị trực thuộc Sở như Văn phòng Sở, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Quản lý chất lượng và Nông lâm sản, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn được gọi là các đơn vị kế toán, các đơn vị trực thuộc còn lại được coi là đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc đầu mối chi tiêu (theo TT số 24/2024/TT-BTC);
- Hay, được phân cấp thành 02 loại hình đơn vị kế toán: Đơn vị kế toán cấp trên (Sở Nông nghiệp và Môi trường) và Đơn vị kế toán cấp dưới gồm: Đơn vị kế toán trung gian (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Quản lý chất lượng và Nông lâm sản, Trung tâm Nước Sinh hoạt và VSMT nông thôn) đơn vị kế toán cơ sở (Văn phòng Sở, các Hạt kiểm lâm, Trung tâm dịch vụ huấn luyện chật lượng Nông lâm sản và Trạm dịch vụ quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn).
Vậy kính đề nghị BTC giải đáp giúp thắc mắc, để đơn vị được biết để triển khai thực hiện công tác tổ chức kế toán cho đúng quy định. Xin trân trọng cảm ơn!
-
-
Kính gửi Bộ Tài Chính!
Trong năm 2024, công ty chúng tôi có phát sinh giao dịch chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cụ thể như sau:
Vào tháng 7 năm 2024, thông qua họp cổ đông, công ty chúng tôi đã quyết định chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài (cho công ty mẹ) bằng USD thông qua tài khoản vốn của công ty. Tỷ giá xác định chuyển trên biên bản họp là 25,550 VNĐ/USD.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả hồ sơ, chúng tôi đã lập lệnh chuyển khoản qua ngân hàng, theo quy định của ngân hàng về việc việc lợi nhuận bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi trên biên bản họp đại hội cổ đông không được chênh lệch trên dưới 5% tại ngày chuyển và ngân hàng đã xác định chuyển thành công với tỷ giá 25,440 VNĐ/USD.
Chúng tôi đang thực hiện hạch toán khoản này như sau:
Nợ Tài khoản 421 tỷ giá tại ngày chuyển của ngân hàng (25,440)
Có Tài khoản 112 tỷ giá ghi sổ tài khoản 112 (24,400)
Có Tài khoản 515 40 (chênh lệch tỷ giá)
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, phần chênh lệch tỷ giá này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thì có được ghi nhận bình thường như một khoản chênh lệch tỷ giá do thanh toán hay không, hay phải loại ra khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Ngoài ra, có một vài quan điểm khác cho rằng, việc chuyển lợi nhuận sẽ không phát sinh chênh lệch tỷ giá theo cách chúng tôi đang hạch toán ở trên mà sẽ được ghi nhận chung bằng tỷ giá ghi sổ của tài khoản 112.
Kính mong nhân được sự phản hồi từ Bộ Tài Chính.
Trân trọng cảm ơn!
-
Ngày 12/07/2023 công ty chúng tôi ký hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng và thuê lại đất với diện tích 20.000 m2 , tổng số tiền thuê cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thuê đã bao gồm VAT là: 31.425.614.000 VND. Năm 2023 Công ty đã thanh toán hết toàn bộ tiền thuê cơ sở hạ tầng và đã nhận đủ 03 hóa đơn cho toàn bộ tiền thuê cơ sở hạ tầng theo hợp đồng trên.
Thời hạn thuê cơ sở hạ tầng và thuê lại đất sẽ được tính từ ngày bàn giao Lô Đất Thuê đã san nền thể hiện trên Biên bản bàn giao đất và sẽ hết hạn vào ngày 14/03/2069.
Ngày 01/08/2023 Công ty chúng tôi ký Biên bản bàn giao đất với tổng diện tích lô đất: 20.000 m2.
Ngày 01 tháng 08 năm 2024, Theo Bản đồ trích đo thực địa thực tế để xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất Công ty chúng tôi có ký bổ sung Biên bản bàn giao đất và Phụ lục 4 về điều chỉnh diện tích của khu đất thuê có tổng diện tích là 20.000,4m2 thay vì 20.000m2. Tổng tiền thuê cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thuê đã bao gồm VAT của 20.000,4m2 là: 31.426.185.375 VND. Tiền thuê cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thuê đối với diện tích 0.4m2 đất thuê thêm : 571.375 VND. Hóa đơn tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với diện tích 0.4m2 đất thuê thêm đã xuất cho Công ty chúng tôi ngày 13/08/2024.
Cơ quan thuế quản lý có hướng dẫn công ty chúng tôi thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế năm 2023 nhưng không hướng dẫn về hạch toán kế toán do không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Thuế. Công ty chúng tôi hạch toán và phân bổ như dưới đây có đúng không? Trường hợp không đúng mong Bộ tài chính có hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán, phân bổ để công ty chúng tôi thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế năm 2023 và kê khai hồ sơ khai thuế năm 2024. Trân trọng cảm ơn!
Hạch toán lại hồ sơ khai thuế năm 2023:
- Ngày 01/08/2023 khi ký Biên bản bàn giao đất với tổng diện tích lô đất: 20.000 m2, hạch toán:
Nợ TK 242: Giá trị trước VAT của tiền thuê cơ sở hạ tầng của 20.000,4 m2.
Có TK 335: Giá trị trước VAT của tiền thuê cơ sở hạ tầng của 20.000,4 m2.
- Định kỳ hạch toán phân bổ tiền thuê đất vào chi phí sản xuất kinh doanh từ tháng 08/2023 ( thời gian phân bổ tiền thuê đất từ 01/08/2023 đến 14/03/2069: 548 tháng).
Nợ TK 6422:
Có TK 242:
- Khi nhận hóa đơn tiền thuê đất, hạch toán:
Nợ TK 335
Nợ TK 1331
Có TK 331
- Khi thanh toán tiền thuê đất:
Nợ TK 331
Có TK 112
Hạch toán năm 2024:
- Ngày 13/08/2024 khi nhận hóa đơn của tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với diện tích 0.4m2 đất, hạch toán:
Nợ TK 335:
Có TK 331:
- Khi thanh toán tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với diện tích 0.4m2 đất, hạch toán:
Nợ TK 331
Có TK 112
-
-
Công ty tôi có thuê nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh (nhà xưởng thuê đã có sẵn nhà xưởng và máy móc, nhà kho, văn phòng, thiết bị). Trên hợp đồng thuê có nội dung: trong quá trình sử dụng nếu bên đi thuê có nhu cầu cải tạo, nâng cấp nhà xưởng thì chi phí đó bên thuê phải chịu.
Sau thời gian thuê công ty chúng tôi có cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà xưởng: trát lại tường, sơn lại nền, ngăn chia nhà kho, ...(nhưng không làm thay đổi kết cấu tổng quan bên ngoài nhà xưởng).
Vậy chi phí cải tạo nhà xưởng này công ty chúng tôi có được đưa vào làm tài sản cố định và khấu hao không, hay chỉ được cho vào chi phí phân bổ không quá 3 năm.
-
-
-