Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Quản lý giá
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Quản lý giá
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính Mục 6 - Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp thuộc Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 - Thẩm định giá doanh nghiệp: Tại điểm d1 thuộc mục 6.4 quy định “Bước 1: Loại bỏ sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn trong hệ số rủi ro theo công thức: D/E được tính bình quân theo cùng số năm thu thập số liệu để tính βL Hiện nay trong quá trình thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp, các thẩm định viên có 02 cách hiểu khác nhau về tính D/E: a./. Cách hiểu thứ nhất: Chỉ tính D/E theo báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá b./. Cách hiểu thứ hai: Tính bình quân D/E theo báo cáo tài chính 5 năm gần nhất thời điểm thẩm định giá nếu số liệu thu thập để tính βL là 05 năm (đối với doanh nghiệp không có đủ số liệu 5 năm thì tính kể từ ngày doanh nghiệp niêm yết hoặc đăng ký giao dịch) Kính mong Bộ Tài chính quan tâm sớm hướng dẫn cách hiểu để tính D/E. Xin cảm ơn!
11/08/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi có thắc mắc rất mong được Bộ hướng dẫn đối với thẩm định giá nhà nước: Tại Điều 44 Luật giá và Nghị định 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước : "Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; 2. Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá; 3. Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước; 4. Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11/11/2022 sửa đôi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC (sửa đổi khoản 2 Điều 11 thông tư 58/2016/TT-BTC ) về về giá gói thầu quy định: "Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá". Hiện nay các thông tư của Bộ Y tế về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập (thông tư 15/2019/TT-BYT; Thông tư số 14/2020/TT-BYT; Thông tư 08/2023/TT-BYT bãi bỏ Thông tư 14/2020/TT-BYT ) đều không quy định về thẩm định giá nhà nước trong đấu thầu thuốc. Xin hỏi Bộ Tài chính như vậy Đấu thầu thuốc , trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập của địa phương có phải trường hợp bắt buộc phải có thẩm định giá của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật giá và Nghị định 89/2013/NĐ-CP không? Đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập của địa phương có được áp dụng theo Khoản 4 Điều 44 Luật Giá nêu trên hay không? Thẩm quyền quyết định thẩm định giá nhà nước trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị là UBND tỉnh hay Chủ tịch UBND tỉnh Xin chân thành cảm ơn!
28/07/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Phương án xác định giá nước theo Thông tư 44/2021/TT-BTC. 1. Căn cứ theo Điều 5. Phương pháp xác định tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch dự kiến trong phương án giá nước sạch được xác định tương ứng với sản lượng nước sạch thương phẩm kế hoạch trong 01 năm của đơn vị cấp nước và được xác định bằng công thức: CT = CVt + CNc + CSxc + CQl + CBh + CTc + CAt Trong đó: có CVt: Là chi phí vật tư trực tiếp (đồng); Chi phí vật tư trực tiếp là những khoản chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, động lực, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp sản xuất ra nước sạch như: nước sạch, nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước sạch, nước thô), điện, hóa chất và các vật liệu, công cụ, dụng cụ khác dùng cho công tác xử lý nước. Chi phí vật tư trực tiếp được xác định bằng tổng khối lượng của từng loại vật tư sử dụng nhân (x) với đơn giá vật tư tương ứng cộng (+) chi phí mua vật tư (nếu có); trong đó: - Khối lượng từng loại vật tư sử dụng để sản xuất nước sạch áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch. 2. Theo Nghị định 117/2017/NĐ-CP, tại Điều 60. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước: - Điểm c, Khoản 2 quy định Bộ xây dựng: Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; - Điểm c, Khoản 3 quy định Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước nông thôn 3. Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng ban hành về CÔNG BỐ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH VÀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG CẤP NƯỚC. Như vậy căn cứ theo Điều 60, Nghị định 117/2017 thì Định mước dự toán sản xuất nước sạch theo Quyết định 590/QĐ-BXD chỉ được áp dụng cho nước sạch đô thị. còn Định mức kinh tế kỹ thuất cho cấp nước nước sạch nông thôn chưa được Bộ Nông Nghiệp và PTNT Ban hành. Hỏi: Trong khi BNN và PNTT chưa ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn (nếu có), thì có được phép áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 để áp dụng trong việc lập Phương án giá nước sinh hoạt nông thôn không, nếu được phép áp dụng thì được quy định tại văn bản hướng dẫn nào? Không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì Sở tài chính không đủ cở sở để thẩm định phương án xác định giá nước sinh hoạt nông thôn. Rất mong được sự giải đáp cụ thể của quý cơ quan.
24/02/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Theo tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 44/2021/TT-BTC quy định: “Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đối với dự án được cung cấp nước sạch theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa có quyết toán tổng mức đầu tư thì chi phí khấu hao tài sản cố định đưa vào phương án giá nước sạch tối đa bằng dự toán được phê duyệt và được điều chỉnh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch của kỳ tính giá sau (nếu phát sinh chênh lệch)”Tôi muốn hỏi, trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp tư nhân (công ty tư nhân) đầu tư dự án nước sạch (loại công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp III) đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế bản vẽ thi công do chủ đầu tư tự phê duyệt thì có được phép áp dụng tổng mức (hoặc tổng dự toán) để tính khấu hao và đưa vào phương pháp giá nước như quy định trên để lập, trình Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt giá nước sạch theo quy định không? Dự án là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; loại công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp III, tổng mức đầu tư là 250 tỷ, thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Tổng dự toán có phải là Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh không? Hay ở cấp có thầm quyền nào?
06/01/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính Tôi hiện đang công tác tại đơn vị là Bệnh viện công lập hạng 1, tự đảm bảo chi thường xuyên. Hiện Bệnh viện tôi đang thực hiện kê khai thuế theo hình thức trực tiếp trên doanh thu đối với các dịch vụ xã hội hóa và các dịch vụ khác. Năm 2021, Bệnh viện tôi đã được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện triển khai hoạt động tiêm chủng Trong quá trình xây dựng giá tiêm chủng, Bệnh viện thực hiện theo thông tư số 240/2016/TT-BTC, tuy nhiên trong quá trình xây dựng cơ cấu giá Bệnh viện có gặp phải một số vướng mắc như sau: - Tại khoản 2 Điều 3 thông tư 240/2016/TT-BTC có quy định: “Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp y tế công lập không sử dụng ngân sách nhà nước được quyết định mức giá cụ thể dịch vụ do đơn vị cung ứng và không cao hơn mức giá tối đa quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này” - Tại khoản 1 Điều 2 thông tư 240/2016/TT-BTC có quy định: “ Giá dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng quy định tại Thông tư này là giá không có thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng và văn bản sửa đổi, bổ sung” ¬¬- Theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối tượng không chịu thuế GTGT: “Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, ......”. Vì vậy dịch vụ tiêm chủng không phải là dịch vụ chịu thuế GTGT Như vậy cơ cấu giá dịch vụ tiêm vaccine sẽ bao gồm giá mua vaccine và mức giá tối đa quy định tại Chương V, phần A của phụ lục kèm theo thông tư 240/2016/TT-BTC (Ví dụ: Đối với vaccine Gardasil; Inj 0,5 ml (tiêm bắp) thì giá nhập vaccine là 1.509.600 đồng, mức giá tối đa đối với tiêm bắp là 10.000 đồng, như vậy giá dịch vụ tiêm chủng đối với vaccine này là 1.519.600 đồng) Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính thì dịch vụ tiêm chủng của Bệnh viện thuộc đối tượng chịu thuế TNDN với mức thuế suất là 2%/doanh thu Tuy nhiên với mức giá ở ví dụ trên (giá tiêm vaccine Gardasil; Inj 0,5 ml) thì số tiền thuế TNDN phải nộp là 1.519.600 đồng * 2% = 30.392 đồng. Số tiền thuế TNDN phải nộp này lớn hơn mức giá tối đa quy định tại thông tư 240/2016/TT-BTC là 10.000 đồng (đối với tiêm bắp). Như vậy mức giá tối đa quy định tại thông tư 240/2016/TT-BTC là không đủ bù đắp chi phí về thuế TNDN và bệnh viện phải nộp Vì vậy mong Quý Bộ giải đáp một số thắc mắc của Bệnh viện cụ thể như sau: 1. Giá dịch vụ tiêm chủng mà Bệnh viện xây dựng trong ví dụ trên đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? Trong cơ cấu giá của dịch vụ tiêm chủng ngoài giá nhập và mức giá tối đa quy định tại thông tư 240/2016/TT-BTC thì Bệnh viện có thể xây dựng thêm nội dung chi phí nào vào cơ cấu giá dịch vụ tiêm chủng nữa không? 2. Nếu không được thêm tiền thuế TNDN phải nộp vào cơ cấu giá của dịch vụ tiêm chủng mong Quý Bộ có hướng dẫn cụ thể để Bệnh viện có thể tháo gỡ khó khăn trong công tác xây dựng giá. Tôi xin trân trọng cảm ơn
05/12/2022
Xem trả lời
Hỏi:
Ngày 21/12/2020 Bộ Tài chính ban hành thông tư số 108/2020/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại Luật đấu giá tài sản. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp phải vướng mắc như sau: Trong Phụ lục 1 Thông tư số 108/2020/TT-BTC có nêu cách tính mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá tài sản tôi xin lấy đơn cử 1 ví dụ: Đối với tài sản đấu giá có Giá trị tài sản theo giá khởi điểm/hợp đồng Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì Mức tối đa thù lao dịch vụ đấu giá tài sản là 14,18 triệu đồng + 5% trên phần chênh lệch giá trị tài sản theo giá trúng đấu giá với giá khởi điểm. Tuy nhiên khi thực hiện cung cấp dịch vụ đấu giá có nhiều đơn vị có tài sản đưa ra giá khởi điểm là đã bao gồm thuế VAT nên sau khi bán thành công giá trúng đấu giá cũng sẽ là giá đã bao gồm thuế VAT. Như vậy tôi xin hỏi khi áp dụng công thức tính thù lao có cần khấu trừ đi phần thuế VAT của giá khởi điểm và giá trúng đấu giá trước khi áp dụng vào công thức tính thù lao trên hay không? Rất mong nhận được câu trả lời của Bộ Tài chính.
29/08/2022
Xem trả lời
Hỏi:
Xin chào Quý Bộ! Tôi là 1 Thẩm định viên hành nghề TĐG, vừa qua tôi có học cập nhật kiến thức cho để đủ điều kiện hành nghề cho năm sau. Trong 1 chuyên đề học có phần giải đáp của Thông tư số 60/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá. Giảng viên hướng dẫn có nói là "Trong chứng thư thẩm định giá có 2 chữ ký của thẩm định viên được phép hành nghề theo qui định gồm Đại diện Pháp luật của Công ty và Thẩm định viên, trong đó Đại diện pháp luật của công ty phải là thẩm định viên, là đại diện pháp luật và phải có tên trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của DN" Do vậy Công ty tôi chỉ Giám đốc có tên trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh TĐG, còn lại ủy quyền cho các Phó Giám đốc ký chứng thư. Vậy các Phó giám đốc có được ký chứng thư bên Đại diện pháp luật của công ty không? Xin cảm ơn Quý Bộ!
30/09/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi quý Bộ. Tại điểm c Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định về thành Lập Hội đồng thẩm định giá nhà nước "c) Hội đồng thẩm định giá tài sản cấp tỉnh, cấp huyện do lãnh đạo hoặc người được ủy quyền của cơ quan tài chính nhà nước (Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch) làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: - Đại diện đơn vị có tài sản cần thẩm định giá; - Đại diện đơn vị chuyên môn về quản lý giá, quản lý tài chính của cơ quan tài chính nhà nước; - Các thành viên khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá". Do đặc thù nhiệm vụ thẩm định giá hóa chất, vật tư phục vụ phòng chống Covid 19 khó khăn, ít thông tin do đó để tăng cường công tác thẩm định giá đối với trường hợp này, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Kạn thành lập Hội đồng thẩm định giá nhà nước với thành phần là Phó chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng, Lãnh đạo Sở Tài chính, Lãnh đạo Sở Y tế làm phó chủ tịch Hội đồng và Các thành viên khác có liên quan. Hiện nay có thông tin cho rằng việc thành lập Hội đồng thẩm định giá nhà nước do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch hội đồng là không phù hợp và không đúng với quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, xin hỏi quý Bộ là việc thành lập Hội đồng như vậy có đúng quy định của pháp luật không. Xin cảm ơn quý Bộ.
14/06/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính, Tôi hiện đang làm việc tại một bệnh viện tư nhân. Bệnh viện chúng tôi hoạt động từ năm 2018 và được CTCP cấp nước áp dụng mức giá chung (bằng giá áp dụng đối với Bệnh viện công lập). Tuy nhiên đến năm 2021 Công ty cấp nước lại yêu cầu chúng tôi ký biên bản chuyển giá nước của bệnh viện chúng tôi thành giá nước khác (đắt hơn so với giá áp dụng đối với bệnh viện công lập) Việc phân biệt áp dụng giá nước khác nhau giữa bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân (trong khi cùng hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; cùng có trụ sở trên 1 địa bàn) như vậy có đúng không? Theo quy đinh tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT “Giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị cấp nước không phân biệt theo thành phần kinh tế”. Căn cứ nào mà Công ty cấp nước lại phân biệt bệnh viện tư nhân và bệnh viên nhà nước. Hơn nữa tại khoản 2 điều 7 thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT quy định cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (bao gồm cả trường học, bệnh viện), phục vụ mục đích công cộng được áp dụng chung một giá nước. Nhận thấy bệnh viện chúng tôi là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoạt động vì mục đích khám chữa bệnh (mục đích công cộng) vì vậy chúng tôi nghĩ công ty tôi thuộc đối tượng sử dụng nước này. Về vướng mắc này, kính đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn, giải đáp để doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trân trọng cảm ơn
09/06/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi quý Bộ! Hiện đơn vị tôi đang thực hiện bán đấu giá tài sản thu hồi từ thực hiện dự án, vốn nhà nước 100%. Nay đã đến bước ký hợp đồng với tổ chức đấu giá, tuy nhiên có một số vướng mắc tôi xin trình bày kính mong quý Bộ hướng dẫn, giúp tôi giải đáp vấn đề này. Đơn vị tôi đăng tải tìm kiếm tổ chức thực hiện đấu giá tài sản từ ngày 13-19/1/2021. đến ngày 19/1/2021 chốt chỉ có 1 đơn vị đăng ký tham dự (gọi là đơn vị A). Trong Phương án đấu giá mà đơn vị A lập phần thù lao đấu giá chỉ ghi rõ là 6.820.000đ + 3% phần chênh lệch (theo Thông tư 45/2017/BTC) trong trường hợp đấu giá thành và 2.000.000đ trong trường hợp đấu giá không thành. do thời gian khi đó là vào sát Tết Nguyên đán xét thấy nếu thực hiện các thủ tục lựa chọn và ký kết hợp đồng đấu giá ngay sẽ không kịp thời gian theo quy định nên đã thống nhất thực hiện sau Tết. Vì vậy Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá của chúng tôi được ký vào ngày 23/2/2021. và thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá cũng ra vào ngày 23/2/2021. Tuy nhiên thông tư 108/2020/BTC ra ngày 21/12/2020 có hiệu lực từ 4/2/2021 trong đó quy định là 6.820.000đ + 6% phần chênh lệch giá khởi điểm và giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá thành và 2.000.000đ trong trường hợp đấu giá không thành và chi phí đấu giá tài sản ( thỏa thuận theo danh mục công việc quy định tại khoản 2, điều 66 Luật đấu giá) Tôi đang băn khoăn không biết nên ký hợp đồng theo thông tư nào? TT45 hay TT108?? nếu ký theo TT108 thì các kết quả, thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá của chúng tôi sẽ phải điều chỉnh lại? còn nếu vẫn thực hiện theo TT45 thì không đúng theo quy định hiện hành. Rất mong sự phản hồi của Quý Bộ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
12/03/2021
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
22
Tổng số: 3 trang
<
1
2
3
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel