Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính! Trong năm 2024, công ty chúng tôi có phát sinh giao dịch chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cụ thể như sau: Vào tháng 7 năm 2024, thông qua họp cổ đông, công ty chúng tôi đã quyết định chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài (cho công ty mẹ) bằng USD thông qua tài khoản vốn của công ty. Tỷ giá xác định chuyển trên biên bản họp là 25,550 VNĐ/USD. Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả hồ sơ, chúng tôi đã lập lệnh chuyển khoản qua ngân hàng, theo quy định của ngân hàng về việc việc lợi nhuận bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi trên biên bản họp đại hội cổ đông không được chênh lệch trên dưới 5% tại ngày chuyển và ngân hàng đã xác định chuyển thành công với tỷ giá 25,440 VNĐ/USD. Chúng tôi đang thực hiện hạch toán khoản này như sau: Nợ Tài khoản 421 tỷ giá tại ngày chuyển của ngân hàng (25,440) Có Tài khoản 112 tỷ giá ghi sổ tài khoản 112 (24,400) Có Tài khoản 515 40 (chênh lệch tỷ giá) Tuy nhiên, theo tìm hiểu, phần chênh lệch tỷ giá này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thì có được ghi nhận bình thường như một khoản chênh lệch tỷ giá do thanh toán hay không, hay phải loại ra khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Ngoài ra, có một vài quan điểm khác cho rằng, việc chuyển lợi nhuận sẽ không phát sinh chênh lệch tỷ giá theo cách chúng tôi đang hạch toán ở trên mà sẽ được ghi nhận chung bằng tỷ giá ghi sổ của tài khoản 112. Kính mong nhân được sự phản hồi từ Bộ Tài Chính. Trân trọng cảm ơn!
30/12/2024
Trả lời:

Trả lời câu hỏi số 231224-2 của Quý độc giả liên quan đến tỷ giá hạch toán lợi nhuận sau thuế, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về hạch toán kế toán

Tại khoản 1.5 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

“1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:

...

- Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;”

Căn cứ vào quy định nêu trên, đối với giao dịch liên quan đến tài khoản thuộc loại vốn chủ sở hữu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh để hạch toán kế toán. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

2. Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái khi xác định thuế TNDN được thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu, thực hiện./.

Gửi phản hồi: