Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Ngân sách nhà nước
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Ngân sách nhà nước
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính! Tôi là kế toán Trường Cao đẳng lĩnh vực dạy nghề - đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên. Hiện nay, đơn vị đang gặp vướng mắc về cơ chế chi tăng lương theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Năm 2024, Trường được Thành phố giao số lượng người làm việc cho Trường là 232 người (trong đó 47 người hưởng lương từ Ngân sách, 185 người hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị). Tính đến ngày 01/7/2024 số lượng CBCNV của Trường hiện có mặt là 167 người (47 người hưởng lương từ ngân sách và 120 người người hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị) Khi thực hiện chi lương theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, phần chênh lệch lương từ 1.800 lên 2.340, Trường được UBND thành phố cho phép sử dụng nguồn CCTL của đơn vị để chi cho 47 người (hưởng lương từ ngân sách); phần còn lại là 120 người hiện có mặt (hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị) không được phép sử dụng nguồn CCTL của Trường để chi chênh lệch lương từ 1,800 triệu đồng lên 2,340 triệu đồng, toàn bộ khoản chi tăng lương (lương cơ sở 2,340 triệu đồng) cho 120 người này đề nghị dùng từ nguồn thu hoạt động của Trường để chi lương, với lý do: 120 người này không thuộc tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Thông tư 62/2024/TT-BTC “Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP trong năm 2024 là số thực có mặt tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2024 trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt)". Những năm qua, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ và quy định về thực hiện dự toán hằng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Trường đã thực hiện trích lập (40%) để tạo nguồn cải cách tiền lương (nguồn để thực hiện tăng theo lộ trình của Chính phủ), trong đó, nguồn cải cách tiền lương được trích lập chủ yếu từ nguồn thu thu dịch vụ. Tuy nhiên, khi thực hiện tăng lương theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì người lao động hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị không được sử dụng từ nguồn CCTL do chính nguồn thu dịch vụ tạo ra. Vậy, Trường rất mong Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương của đơn vị để chi cho người lao động (theo chỉ tiêu lao động cơ quan có thẩm quyền giao) hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị, như đối với hưởng lương từ ngân sách được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương của đơn vị. Hiện nay sắp hết năm tài chính, do đó toàn thể nhân viên của Trường rất mong nhận được trả lời của Quý Bộ, để có cơ sở chi tăng lương theo chính sách của Chính phủ đảm bảo kịp thời, đúng chế độ
24/01/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Ngày 21/01/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa; có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 35/2015/NĐ-CP nêu trên. Như vậy, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 11/9/2024. Xin được hỏi Bộ Tài chính như sau: Hiện nay Nghị định số 35/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực thì Thông tư số 18/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP có hết hiệu lực hay không? Nếu có thì hết hiệu lực kể từ thời điểm nào? Rất mong nhận được hồi đáp của Bộ Tài chính. Trân trọng./.
24/01/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Tôi có vướng mắc trong việc áp dụng Thông tư 62/2024/TT-BTC ngày 20/08/2024 về hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo nghị định số 75/2024/ NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ. Tại điểm a Khoản 1: “Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP trong năm 2024 là số thực có mặt tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2024 trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt).” và tại điểm c: “ Không tổng hợp số đối tượng là người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP; các cơ quan, đơn vị bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nguồn thu hợp pháp khác để chi trả cho các đối tượng này theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.” . Như vậy bệnh viện là đơn vị tự chủ nhóm 3 nên thực hiện chi trả cho viên chức và người làm việc theo hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ Khám chữa bệnh. Bệnh viện sử dụng nguồn kinh phí CCTL còn lại của năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang hoặc sử dụng 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ chi trả theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ có được không. Rất mong nhận được sự phản hồi của Bộ tài chính để đơn vị sử dụng nguồn kinh phí chi trả cho viên chức và người lao động tại đơn vị
24/01/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính Tôi là Phạm Việt Dũng - Công tác tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên, xin được hỏi Quý cơ quan tư vấn nội dung, cụ thể như sau: - Ngày 21/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục, trong đó, Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại Khoản 8, Điều 13 của Nghị định có nêu: “Xây dựng dự toán, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện theo quy định”. - Ngày 07/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó tại Khoản 5, Điều 2 có nêu: “Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)”; tại khoản 3, Điều 24 của Nghị định có nêu: “Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”. Như vậy theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP thì các đơn vị trường học (bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (không phải là đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo). - Theo khoản 1 điều 49 Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015, sau khi được Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới trong trường hợp có ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi của mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Việc phân bổ và giao dự toán phải bảo đảm thời hạn và yêu cầu quy định tại Điều 50 của Luật này. Căn cứ các quy định nêu trên. Tôi xin hỏi việc giao dự toán chi cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục được thực hiện như thế nào? UBND huyện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục hay phòng Giáo dục và Đào tạo phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Kính mong Quý cơ quan tư vấn, giải đáp để chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cám ơn
23/01/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. Tôi xin được hỏi về việc cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, cụ thể như sau: - Năm 2024, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt Dự toán kinh phí hỗ trợ dịch vụ công ích thủy lợi xác định theo kế hoạch diện tích được duyệt là: 118,076 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương mới cấp cho tỉnh để thực hiện hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho các đơn vị khai thác là: 99,007 tỷ đồng Theo quy định, tỉnh Phú Thọ được ngân sách Trung ương cấp 100% kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi. (Theo Điều 2, Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 24/01/2022của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, việc thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi có một số vướng mắc như sau: - Việc thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng, quy định tại Mục 5, Điều 16, Nghị định số 96/2018/NĐ-CP: “Ngay sau khi hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan tài chính tạm ứng 60% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đạt 60% giá trị hợp đồng, cơ quan tài chính cấp tiếp 30% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được cấp phát thanh toán sau khi hợp đồng được nghiệm thu, thanh lý.....” Như vậy, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi sẽ được ngân sách cấp hỗ trợ trong năm bằng 90% giá trị dự toán ( hợp đồng). Số kinh phí cần thiết để tỉnh Phú Thọ cấp cho các đơn vị trong năm 2024 là: 118,076 * 90% = 106,269 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách Trung ương mới cấp cho tỉnh: 99,007 tỷ đồng - thiếu 7,262 tỷ đồng Để đảm bảo kinh phí hoạt động cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi cung cấp dịch vụ công ích thủy lợi, xin được hỏi Bộ Tài chính: 1. Số kinh phí còn thiếu so với dự toán ( hợp đồng) có được ngân sách Trung ương cấp bổ sung trong năm không ? 2. Do ngân sách Trung ương cấp cho tỉnh còn thiếu, tỉnh sẽ cấp hỗ trợ cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi cung cấp dịch vụ công ích thủy lợi theo phương thức nào? Cụ thể: - Do kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ còn thiếu, tỉnh sẽ cấp hỗ trợ toàn bộ số ngân sách Trung ương đã cấp: 99,007 tỷ cho các đơn vị theo tỷ lệ dự toán. Đồng thời, UBND tỉnh Báo cáo Bộ Tài chính đề nghị cấp bổ sung số kinh phí còn thiếu trong năm 2024 để đảm bảo kinh phí cấp cho các đơn vị theo Nghị định số 96/2018/NĐ-CP; - Trong năm chỉ cấp cho các đơn vị 90% số ngân sách Trung ương đã cấp hỗ trợ cho tỉnh. - Phương án khác 3. Sau khi hợp đồng được nghiệm thu, thanh lý, quyết toán được duyệt, nếu kinh phí do ngân sách Trung ương đã cấp hỗ trợ cho tỉnh còn thiếu có được cấp tiếp không ? Rất mong Quý Bộ Tài chính quan tâm phúc đáp!
22/01/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính, Liên quan tới kinh phí tiết kiệm 5% theo mục d, Khoản 7, Điều 2 Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 VỀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG TIẾT KIỆM 5% CHI THƯỜNG XUYÊN NĂM 2024 có nêu: d) Đối với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm từ nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại: Căn cứ quyết định cắt giảm, tiết kiệm của cơ quan chủ quản, các cơ quan, đơn vị trích vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để tăng đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp. Đến hết năm ngân sách, trường hợp số thu có biến động so dự toán giao đầu năm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định điều chỉnh kinh phí cắt giảm, tiết kiệm như quy định tại khoản 1 Điều này. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị quyết số 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 của Quốc hội về dự toán ngân sách 2025 có nêu "Cho phép sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ địa phương khác thực hiện nhiệm vụ này trong trường hợp địa phương không sử dụng hết nguồn; thực hiện chuyển nguồn số kinh phí chưa sử dụng hết sang năm 2025". Kinh mong Bộ hướng dẫn các khoản thu sự nghiệp tiết kiệm theo NQ 119 có dùng để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo hộ cận nghèo ko ạ. Xin cảm ơn quý Bộ ạ
20/01/2025
Xem trả lời
Hỏi:
Tại 7. Điều 7 Thông tư số 76/2023/TT-BTC ngày 29/12/2023 của Bộ Tài chính có quy định: Đối với số thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các nguồn thu khác gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, trong điều hành các địa phương cần căn cứ dự toán đã được giao và tiến độ thực hiện thu thực tế, trường hợp dự kiến giảm thu so với dự toán, đồng thời ngân sách địa phương không thể bù đắp từ các khoản tăng thu khác thì phải chủ động rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện các công trình, dự án được bố trí từ nguồn thu này. Tôi đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn rõ cách thức, hình thức của việc rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện là như thế nào? 1. Thẩm quyền: HĐND hay UBND các cấp. 2. Nếu là HĐND thì điều chỉnh giảm dự toán thu và dự toán chi hay chỉ điều chỉnh giảm dự toán chi. Nếu điều chỉnh giảm dự toán chi thì mất cân đối dự toán thì xử lý như thế nào? Nếu điều chỉnh giảm cả thu, cả chi thì Trung ương không điều chỉnh dự toán giao thu thì địa phương có được phép điều chỉnh không? 3. Nếu là UBND tỉnh trong quá trình điều hành chi căn cứ vào dự toán thu, chỉ đạo cơ quan tài chính nhập dự toán theo tiến độ thu để giải ngân thì có phải ban hành thành QĐ cắt giảm, giãn không? 4. Việc điều chỉnh do không có nguồn thu có phải thực hiện trước ngày 15/11 hằng năm như điều chỉnh dự toán không vì số thu phải đến tháng 12 mới xác định được chính xác việc hụt như thế nào? Nếu thực hiện trước ngày 15/11, mà sau ngày đấy lại thu được thì xử lý như thế nào. Tôi xin cảm ơn.
25/12/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Căn cứ theo Luật NS và TT324/2016/TT-BTC khi huyện bố trí dự toán nguồn vốn sự nghiệp kinh tế trong đó có sự nghiệp môi trường giao cho Phòng Tài nguyên và môi trường quản lý và thực hiện (gồm kinh phí hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn...), và sự nghiệp kiến thiết thị chính giao cho Phòng Quản lý đô thị (gồm chỉnh trang đô thị, sửa đèn chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè...), Vừa qua HĐND tỉnh Bình Dương có ban hành Nghị Quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 07/6/2024 quy định nhiệm vụ chi về BVMT và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường. Trong đó không có nội dung công tác thực hiện vệ sinh đường phố, căn cứ NQ này Phòng TNMT không lập dự toán kinh phí chi cho nội dung vệ sinh đường phố bằng thủ công theo QĐ592/QĐ-BXD ngày 30/5/2014, và kiến nghị UBND huyện giao Dự toán thực hiện vệ sinh đường phố lòng lề đường cho Phòng QLĐT. Để đảm bảo tham mưu cho UBND huyện bố trí kinh phí và đơn vị thực hiện đúng quy định. Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn để thực hiện cho đảm bảo theo quy định. Xin trân trọng cảm ơn!
25/12/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước quy định: “Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để: a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán”Cho tôi hỏi, các nhiệm vụ như chi kinh phí tổ chức đại hội, kinh phí thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất, chi hỗ trợ đơn vị A thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chuẩn bị tổ chức đại hội ở địa phương... mà chưa được dự toán đầu năm thì có được xác định là nhiệm vụ cần thiết khác để sử dụng nguồn dự phòng ngân sách theo quy định nêu trên không?
14/11/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, tôi xin hỏi vấn đề liên quan đến chi chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giảng viên chuyên trách của Trung tâm Chính trị cấp huyện. - Căn cứ tiểt b khoản 1 Điều 28 Quyết định số 883/QĐ-BTGTW ngày 24/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm Chính trị cấp huyện có quy định: “…Giảng viên có số giờ dạy vượt định mức được hưởng chế độ vượt giờ theo quy định hiện hành” (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 08/3/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập). Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, Trung tâm Chính trị đã cân đối dự toán biên chế được giao để chi tiền lương dạy thêm giờ cho giảng viên chuyên trách do thiếu 01 biên chế theo chỉ tiêu biên chế được giao. Ngoài ra, trong năm ngoài Kế hoạch mở lớp được phê duyệt đầu năm, Trung tâm Chính trị thực hiện theo chỉ đạo mở phát sinh 03 lớp bồi dưỡng chính trị, đối tượng kết nạp Đảng. Xin hỏi Bộ Tài Chính, Trung tâm Chính trị có được cấp bổ sung kinh phí chi tiền lương vượt giờ cho các lớp phát sinh ngoài Kế hoạch giao không? Kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn quy định chi cụ thể. Rất mong Bộ Tài chính trả lời để tôi được hiểu vấn đề và thực hiện.
06/11/2024
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
110
Tổng số: 11 trang
<
1
2
3
4
5
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel