Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Tài chính hành chính sự nghiệp
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Tài chính hành chính sự nghiệp
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Tôi làm việc ở đơn vị trường học công lập. Hàng năm trường có các khoản thu gồm: + Ngân sách nhà nước cấp + Thu học phí + các khoản thu theo Nghị quyết 03/HĐND: học ngoài giờ chính khoá, nuóc uống, tiền ăn, bán trú của học sinh + Các khoản thu hộ, chi hộ ( BH y tế, BH thân thể..) Tôi muốn hỏi theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp: 1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp có được tính là doanh thu để tính thuế TNDN hay không? Nếu có phần tiết kiệm kinh phí để trích quỹ, thì số đó có được tính là lợi nhuận để tính thuế TNDN hay không 2. Nguồn thu học phí, các khoản thu khác ( quyết toán tài chính theo năm, nhưng học phí thu, chi trải dài theo kỳ học), cuối năm tài chính, số chưa chi hết có phải nộp thuế TNDN trên phần chưa chi không?. ví dụ học kỳ 1, tháng 9- 12, thu học phí 50 triệu, đến cuối tháng 12 mới chi 40 triệu, thì số còn dư 10 triệu có phải tính để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
11/11/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Theo quy định tại thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị có quy định về Chứng từ thanh toán công tác phí phải có Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú). Bản thân tôi được cơ quan phân công đi công tác tại Sở Công Thương (có trụ sở tại TP Pleiku). Tuy nhiên quá trình làm việc thì bản thân còn liên hệ công việc tại Sở Tài chính (có trụ sở tại TP Pleiku). Do đó giấy đi đường có đóng dấu tại Sở Tài chính, không đóng dấu xác nhận tại Sở Công Thương như địa điểm cơ quan cử đi công tác. Vậy giấy đi đường này có được xem là hợp lệ và tôi có được thanh toán công tác phí hay không?
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
- Kính gửi Bộ Tài chính: Tôi đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp y tế thuộc tỉnh Tây Ninh. Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3), theo quy định của tỉnh Tây Ninh thì đơn vị tôi không có đối tượng nào đủ tiêu chuẩn để được chi khoán điện thoại. Nhưng theo hướng dẫn tại Phần C, Khoản 7, Điểm b của Phụ lục số 5 (Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định:"Về cước phí điện thoại: Căn cứ tình hình và nguồn thu thực tế của đơn vị, xét thấy cần thiết phải hỗ trợ cước phí điện thoại để phục vụ công việc chung thì Thủ trưởng đơn vị được quyết định đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ cước phí sử dụng điện thoại cho phù hợp". Như vậy, đơn vị tôi có được phép xây dựng khoán điện thoại cho viên chức theo quy định trên hay không. Rất mong được Bộ Tài chính giải đáp. Chân thành cảm ơn!
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ tài chính. Tôi đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 2, tự chủ chi thường xuyên. Tôi xin hỏi Bộ nội dung sau: tại điểm 2 khoản 2 điều 11 nghị định 60/2021/NĐ-CP Thu hoạt động sự nghiệp là Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, vậy tôi xin hỏi Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là: theo điều 4 Thông tư 56/2022/TT/BTC ngày 16/09/2022 , Nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước) từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Tôi hiểu Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tôi là tiền lãi của đơn vị có đúng không? Mong Bộ hướng dẫn đơn vị!
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BTC-BNV quy đinh "Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, bao gồm: 4. Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra, Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra viên (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên);". Như vậy, trường hợp công chức giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Tỉnh (đang giữ ngạch chuyên viên chính), sau thời gian 05 năm giữ chức vụ trên có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề không?
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Đơn vị tôi là Đơn vị sự nghiệp công lập mới được thành lập và hoạt động từ tháng 6/2023 trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2023, đơn vị tôi được cơ quan chủ quản giao quyền tự chủ tài chính là đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4 - Phân loại theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP) trong năm 2023 và giai đoạn 2023-2025. Đơn vị tôi do sáp nhập từ 03 đơn vị sự nghiệp công lập nên đã nhận bàn giao số dư của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ các đơn vị trên là 2 tỷ đồng (các đơn vị trước khi sáp nhập là các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên – đơn vị nhóm 3 đã thực hiện trích lập quỹ PTHĐSN theo quy định). Xin hỏi Đơn vị tôi hiện nay là đơn vị sự nghiệp công tự chủ nhóm 4 có được tiếp tục sử dụng số dư Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các đơn vị nhóm 3 chuyển sang theo quy định hay không? Nếu không được sử dụng thì đơn vị xử lý số dư Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp này như thế nào? Rất mong nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của Quý Bộ. Trân trọng cảm ơn!
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Theo thông tư 40/2017/TT-BTC tại mục 5 điều 12: Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại khoản 4 Điều này không đủ chi phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp cao hơn mức khoán bằng tiền tại khoản 4 Điều này, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu này). Xin hỏi bộ tài chính đối với đại biểu hưởng lương từ NSNN mà ko có được hưởng chế độ lưu trú thì có được phép chi bù tiền ăn hay không?
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Tôi có vấn đề cần bộ tài chính hướng dẫn như sau: Tôi đang công tác tại Thanh tra thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Trong năm 2024, cơ quan tôi được trích 30% tiền thu hồi qua hoạt động thanh tra đã nộp ngân sách nhà nước. Hiện nay có hai văn bản quy định về chi khoản tiền trích 30% này gồm: Nghị quyết số 37/2023/UBTVQH15 ngày 06/9/29023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước. Tôi xin hỏi như sau: 1. Nghị quyết số 37/2023/UBTVQH15 ngày 06/9/29023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực từ năm tài chính 2024, còn Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính chưa có văn bản bãi bỏ. Vậy hiện nay, phải áp dụng theo văn bản nào. 2. Đối với khoản: “Chi khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mức chi khen thưởng, động viên cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan thanh tra không vượt quá 1,0 lần tiền lương ngạch, bậc, chức vụ theo quy định của pháp luật cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”. Vậy thì: - Có được chi khen thưởng đối với cá nhân, công chức của cơ quan khác cơ quan Thanh tra thị xã Chơn Thành đã tham gia đoàn thanh tra không, bao gồm đoàn thanh tra không thu hồi tiền (vì qua trao đổi, sở tài chính có hướng dẫn: chỉ được chi khen thưởng đối với công chức có tham gia đoàn thanh tra mà đoàn thanh tra có thu hồi tiền; còn công chức có tham gia đoàn thanh tra mà không thu hồi tiền thì không được) . - Có được chi khen thưởng đối với toàn thể cán bộ, công chức cơ quan thanh tra không, bao gồm cán bộ công chức không tham gia đoàn thanh tra (vì qua trao đổi, sở tài chính có hướng dẫn: chỉ được chi khen thưởng đối với cán bộ, công chức thanh tra thị xã có tham gia đoàn thanh tra mà đoàn thanh tra có thu hồi tiền; còn cán bộ, công chức không tham gia đoàn thanh tra hoặc tham gia đoàn thanh tra mà không thu hồi tiền thì không được). Rất mong nhận được trả lời của Bộ Tài Chính. Tôi xin cám ơn
09/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, đơn vị tôi là cơ quan quản lý nhà nước (sở Y tế) thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Tôi có câu hỏi kính nhờ quý Bộ giải đáp như sau: căn cứ Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí, lệ phí. Theo quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP quy định: “ Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí bao gồm: a) Cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.” Và tại điểm b, khoản 4, Điều 1 quy định : “ Ngoài các nội dung chi tại khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.” sau khi hoàn thành các nhiệm vụ chi từ hoạt động thu phí, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, kết thúc năm tài chính, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ chi từ hoạt động thu phí, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị xác định là kinh phí tiết kiệm để chi cho các hoạt động thường xuyên, chi khen thưởng, phúc lợi, chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị có phù hợp hay không ? Kính mong Bộ tài chính giải đáp, Xin chân thành cám ơn!
27/09/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Khái quát thông tin: Ban quản lý Khu kinh tế (sau đây gọi là BQLKKT) là cơ quan nhà nước được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đơn vị thuộc loại hình quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, được giao tự chủ trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ thu phí thẩm định đồ án quy hoạch trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền trong Khu kinh tế theo quy định của pháp luật, theo đó BQLKKT được UBND tỉnh giao dự toán đầu năm, trong đó có nội dung thu phí thẩm định đồ án và được để lại 50% trên tổng số tiền phí cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại Nghị định 120/2016/NĐ-CP. 1. Tại khoản b mục 1 điều 3 thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước có quy định: Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: + Ngân sách nhà nước cấp + Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định. 2. Tại Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí quy định: 1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào NSNN, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN. Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm: a) Cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước..... Căn cứ các văn bản pháp lý nêu trên đơn vị đã xác định đậy là kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ và sử dụng nguồn phí được để lại như sau: - Chi cho các nội dung trực tiếp phục vụ công tác thu phí; - Khi kết thúc năm tài chính, đơn vị trích 40% cải cách tiền lương theo quy định sau khi trừ đi chi phí trực tiếp. - Phần tiết kiệm còn lại : đơn vị chi cho các khoản phúc lợi và chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Do hiện nay, khi quyết toán NSNN năm 2023, đơn vị Sở tài chính xác định khoản trích phí để lại 50% của BQLKKT là khoản chi không giao tự chủ, do đó việc đơn vị sử dụng phần kinh phí tiết kiệm còn lại của đơn vị là không phù hợp. Hỏi: Ban quản lý Khu kinh tế kính đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phần được trích lại 50% phục vụ công tác thu nêu trên được xác định là kinh phí giao tự chủ hay không giao tự chủ? Việc sử dụng kinh phí của BQLKKT là đúng hay sai?
09/08/2024
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
672
Tổng số: 68 trang
<
1
2
3
4
5
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel