Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Quản lý công sản
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Quản lý công sản
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính; tôi có vướng mắc về thủ tục hoàn tạm ứng tại KBNN huyện, cụ thể như sau: Ban QLDA ĐTXD huyện (sau đây gọi tắt là Ban) có ký hợp đồng tổ chức bồi thường GPMB (cụ thể là Trung tâm PTQĐ và Quản lý TT GT, XD MT huyện, sau đây gọi tắt là Quỹ đất) để thực hiện tổ chức GPMB của dự án. Khi các phương án bồi thường GPMB được phê duyệt, Quỹ đất chi trả tiền BT BPMB cho dân trả danh sách chi dân cho Ban thì 2 bên tiến hành nghiệm thu chi phí tổ chức BT BPMB của phương án đó và Ban chuyển tiền cho Quỹ đất, chuyển tiền bằng hình thức thực chi. Tuy nhiên KBNN huyện yêu cầu chi phí tổ chức BT GPMB phải chuyển cho Quỹ đất bằng hình tạm ứng, khi nào có quyết toán kinh phí tổ chức GPMB hoặc quyết toán của dự án thì mới được hoàn tạm ứng. Nhưng theo Thông tư 61/TT-BTC thì dự toán kinh phí tổ chức GPMB được coi là quyết toán nên không phê duyệt kinh phí tổ chức BT GPMB như theo TT 74/2015/TT-BTC nữa. Xin hỏi giờ không có quyết toán kinh phí tổ chức BTGPMB thì chúng tôi không hoàn tạm ứng tại KBNN được; chúng tôi cứ quyết toán cả dự án, sau có quyết định phê duyệt dự án thì hoàn tạm ứng có được không? Ban chúng tôi có ký hợp đồng với Quỹ đất, có nghiệm thu thì chi phí tổ chức BTGPMB chuyển Quỹ đất bằng hình thức thanh toán có được không hay cứ phải tạm ứng?. Mong quý Bộ trả lời giúp để chúng tôi sớm có căn cứ thực hiện. Trân trọng cảm ơn.
31/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Theo quy định tại Chương VI (từ Điều 67 đến Điều 83) của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công, việc thực hiện mua sắm tập trung (MSTT) theo danh mục tài sản được phê duyệt; trong đó, nguồn kinh phí thực hiện MSTT được quy định cụ thể tại Điều 70 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;... (không quy định đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện MSTT) Ngày 27/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, trong đó tại Chương VI về mua sắm tập trung không quy định cụ thể nguồn kinh phí thực hiện MSTT. Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 134 có quy định: Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77 và 78 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công hết hiệu lực thi hành. Do đó, quy định về nguồn kinh phí thực hiện MSTT theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP đến nay đã hết hiệu lực thi hành. Như vậy, kể từ khi Nghị định số 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì các nguồn thu phí được để lại tại đơn vị theo chế độ quy định, thu sự nghiệp, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc loại hình tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; thu vận động, tài trợ, xã hội hóa... có phải thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục MSTT theo phương thức tập trung hay không? và cấp thẩm quyền nào có trách nhiệm ban hành quyết định nguồn kinh phí MSTT tại địa phương? Kính đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến hướng dẫn cụ thể về nội dung nêu trên để địa phương có cơ sở thực hiện./.
31/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi có 1 thắc mắc vấn đề như sau: Huyện tôi có thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ GPMB gồm các cán bộ công chức, viên chức của các phòng ban; lâu nay các cán bộ, công chức, viên chức này không được hưởng một sự hỗ trợ nào từ kinh phí tổ chức thực hiện GPMB. Lý do: Do cán bộ phụ trách kế toán áp dụng theo khoản c mục 2 điều 1 chương 1 của Thông tư 61/2022/TT-BTC. Vậy nên tôi muốn hỏi cách hiểu và áp dụng của Tôi như sau có đúng không: Về cách hiểu: Thứ nhất, theo khoản c mục 2 điều 1 chương 1 nêu trên, được hiểu là: cán bộ, công chức, viên chức được huy động từ các cơ quan, đơn vị của nhà nước để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chế độ kiêm nhiệm; trường hợp này không nằm trong thành viên Hội đồng BT-HT-GPMB (không có tên trong Quyết định thành lập Hội đồng), chỉ được điều động khi cần giải quyết các sự vụ, sự việc mới tham gia; không phải ký tên trong biên bản kiểm kê, áp giá nên: “Kinh phí để chi lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định do cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức đó chi trả” Thứ hai, theo mục 3 điều 4 chương 2 thì được hiểu là: cán bộ, công chức, viên chức được huy động từ các cơ quan, đơn vị của nhà nước để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chế độ kiêm nhiệm theo từng dự án GPMB nhưng là thành viên của Hội đồng BT-HT-GPMB (có tên trong Quyết định thành lập Hội đồng, chịu trách nhiệm về kết quả của công tác GPMB, chịu trách nhiệm ký tên vào các biên bản kiểm kê, áp giá…) và đây được gọi là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thì được sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất khi NN thu hồi đất để chi hỗ trợ cho các công chức, viên chức, người lao động thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi NN thu hồi đất. Bên cạnh đó “Kinh phí để chi lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương” là một phạm trù khác. Các khoản chi để thực hiện kiểm kê, kiểm đếm, áp giá, tuyên truyền vận động.... nó không thuộc lương và cũng không thuộc các khoản phụ cấp theo lương mà là kinh phí hỗ trợ cho cán bộ công chức bỏ sức lao động, chất xám, xăng xe, thời gian nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát, tuyền truyền... làm các nhiệm vụ hoàn thành việc GPMB. Từ cách hiểu trên chúng tôi áp dụng như sau: Các thành viên là cán bộ, công chức, viên chức của Hội đồng BT-HT-GPMB được phân công nhiệm vụ cụ thể (sau khi có QĐ thành lập Hội đồng của UBND huyện), khi tham gia công tác kiểm kê, áp giá, vận động, kiểm tra, giải quyết vướng mắc.. thì được chấm công, tính ngày công để chi hỗ trợ từ kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất khi NN thu hồi đất; trên cơ sở các nhiệm vụ, đầu việc thực hiện theo Thông báo phân công nhiệm vụ. Mức chi: Thực hiện theo Nghị Quyết số 99/2023/NQ-HĐND ngày 06/6/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh Như vậy, cách hiểu và cách áp dụng như trên có gì sai không. Mong sớm nhận được hướng dẫn của Bộ Tài chính để tôi có thể thực hiện đúng quy định và đáp ứng được mong mỏi của các cán bộ, công chức, viên chức lâu nay là thành viên của Hội đồng GPMB (có QĐ thành lập) nhưng không được chi trả hỗ trợ.
24/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó đã tịch thu 02 các thể Kỳ đà vân (Varanus nebulosus), đã chết, nhóm IB, loài động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ. Đơn vị chủ trì xử lý tài sản nêu trên là Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2028 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân: " d) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ." Như vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế có phải chuyển giao mẫu vật 02 các thể Kỳ đà vân (Varanus nebulosus), đã chết nêu trên cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không? Hiện nay, tất cả tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB đều phải chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ hay chỉ thực hiện đối với một số loại mẫu vật nhất định? Hồ sơ, trình tự, thủ tục để chuyển giao bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? Xin chân thành cám ơn!
24/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi xin được hỏi về vấn đề giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ như sau: (1) Đối với công trình đã được chủ đầu tư nghiệm thu, bàn giao cho UBND xã quản lý (trước thời điểm Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ban hành, chưa có quyết định giao quản lý của cấp có thẩm quyền theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 4/5/2013 của Bộ Tài chính), đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thì UBND tỉnh có phải ban hành quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP nữa hay không? Bởi lẽ, thực tế khi phê duyệt quyết toán thì đơn vị tiếp nhận tài sản và trách nhiệm hạch toán, theo dõi, quản lý tài sản đã được cấp có thẩm quyền giao trong quyết định ,có bị trùng lặp không? (2) Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 43/2022/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có vốn nhà nước quản lý, khai thác. Xin hỏi UBND tỉnh có được được phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp huyện ban hành quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho các đơn vị trên địa bàn huyện quản lý hay không? (để phù hợp với đặc thù của địa phương với đa số là công trình cấp nước quy mô nhỏ, số lượng lớn). Trong khi đó, theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP, UBND cấp huyện không phải là cơ quan quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Trân trọng cảm ơn!
21/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Theo Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH ngày 05/4/2022 của Bộ LĐ-TB&XH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giao dục nghề nghiệp. Trường Cao đẳng nghề liên kết với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cho học sinh đang học THPT tại trung tâm GDNN-GDTX. Liên kết đào tạo theo hình thức "liên kết đặt lớp đào tạo"- trung tâm GDNN-GDTX là đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để thực hiện liên kết đào tạo. Theo quy định tại Điều 55, Khoản 1, Điều 56 Luật quản lý sử dụng tài sản công thì đơn vị SNCL được sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh và phải lập đề án sử dụng tài sản công trong trường hợp: Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất. Theo quy định tại Điều 4, Khoản 4 Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 6/01/2023 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN-GDTX thì hoạt động liên kết đòa tạo trình độ trung cấp thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm GDNN-GDTX. Như vậy hoạt động liên kết này của trung tâm GDNN-GDTX có phải lập đề án sử dụng tài sản công hay không? Trân trọng cảm ơn
18/09/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. - Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022. - Căn cứ theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022. - Căn cứ theo điểm b, điểm i khoản 1 Điều 4 Thông tư 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 - Căn cứ theo các quy định nêu trên thì Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án) đã bao gồm chi phí cho các nội dung công việc: Trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; Đo đạc xác định diện tích thực tế các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án (nếu có) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm căn cứ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp phải đo đạc lại. - Do đặc thù của dự án theo tuyến “đường dây và trạm biến áp” (cấp điện áp 110kV, công trình năng lượng, cấp II theo quy định của Bộ Xây dựng và sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật); Công trình thường trải dài, qua nhiều xã huyện nên việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định mất nhiều thời gian và công sức. Trong gói thầu “Đo vẽ địa chính phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng” được lập theo đơn giá do địa phương ban hành và gồm các thành phần công việc sau: - Xây dựng lưới địa chính (bằng công nghệ GNSS). - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính; Trích đo bản đồ địa chính cho các thửa đất bị thu hồi để xây dựng móng trụ (đất trong khu vực thành thị, nông thôn, …). - Cắm mốc xác định ranh giới (mốc móng trụ thu hồi vĩnh viễn, mốc hành lang tuyến). - Các nội dung chi phí khác: Lập nhiệm vụ dự án, kiểm tra nghiệm thu thực hiện theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017. Câu hỏi: 1. Nội dung thực hiện các công việc Xây dựng lưới địa chính; Đo đạc thành lập bản đồ địa chính; Trích đo bản đồ địa chính cho các thửa đất bị thu hồi: có thuộc Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án) hay không? Trường hợp các chi phí này thuộc “Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án)” thì chủ đầu tư chỉ cần cắm mốc xác định ranh giới thu hồi đất vĩnh viễn và cắm mốc xác định diện tích ảnh hưởng hành lang tuyến để thực hiện các thủ tục đền bù theo quy định. 2. Công tác xây dựng lưới địa chính, đo đạc lập bản đồ địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính là trách nhiệm của chủ đầu tư hay do địa phương thực hiện được bố trí từ ngân sách địa phương theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022. Trường hợp thuộc trách nhiệm của địa phương khi Công ty chúng tôi thực hiện các dự án qua các vùng chưa có bản đồ địa chính thì thực hiện như thế nào?
13/09/2024
Xem trả lời
Hỏi:
- Kính gửi BTC: Tôi xin hỏi công tác chi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất có được chi tiền ăn sáng, ăn trưa cho lực lượng tham gia cưỡng chế không? - Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo điểm c khoản 2 điều 4 Thông tư 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 là gồm những nội dung chi nào? - Hiện đơn vị tôi đã tổ chức cưỡng chế và đã chi tiền ăn (sang, trưa) và Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo điểm c khoản 2 điều 4 Thông tư 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022. Như vậy 02 nội dung này có bị trùng không. Xin BTC giải đáp
05/09/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Hiện nay tôi đang làm kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3); theo NĐ số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021; hạch toán theo TT số 107/TT-BTC. đơn vị có chức làm công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi ký hợp đồng dịch vụ với chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, sử dụng vốn Ngân sách. Hiện nay có một số vướng mắc trong công tác thanh quyết toán với chủ đầu tư về các nội dung chi Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất; theo TT61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 như sau: 1. Khi đơn vị làm hồ sơ thanh quyết toán kinh phí 2% BT, HT, TĐC, dơn vị có xuất hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ để thực hiện các nghĩa vụ thuế GTGT, TNDN với nhà nước theo hợp đồng tư vấn dịch vụ BT, HT, TĐC. chủ đầu là là cơ quan nhà nước yêu cầu lập (Bảng kê thanh toán/tạm ứng - mẫu số 07; Theo nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020). Bảng kê thể hiện rõ các nội dung chi theo Điều 4 Thông tư số 61/2022. 2. Kinh phí 2% cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nếu chi không hết có được trích lập 40% cải cách tiền lương; Quỹ bổ sung thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; quỹ phát triển hoạt đống sự nghiệp; 3. Nếu được trích các quỹ trên nằm trong kinh phí 2% tổ chức thực hiện BT, HT, TĐC thì cho vào mục nội dung chi nào tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 21/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 khi làm "Bảng kê nội dung thanh toán" qua kho bạc và phòng Tài chính quận hoặc huyện để làm hồ sơ Quyết toán công trình. Trên đây là nội dung vướng mắc của đơn vị đang Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, rất mong Bộ Tài chính quan tâm hướng dẫn các nội dung vướng mắc trên. Tôi xin chân thành cám ơn.
29/08/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính chào anh/chị ! Tôi hiện đang công tác lĩnh vực về quản lý công sản. Trong quá trình công tác, có 1 vấn đề phát sinh tôi xin được các anh chị giúp đỡ. Đó là theo thông tư 144/2017/TT-BTC, mẫu Công khai tình hình xử lý tài sản công 9d CK/TSC dành cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và mẫu 10c của Bộ, cơ quan TW, UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên mẫu 9d không có mục thu hồi tài sản. Vậy tôi xin hỏi bạn cần thêm thông tin thu hồi này vào đâu, và tổng hợp dữ liệu như nào cho mẫu 10c? Rất mong nhận được câu trả lời của anh/chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!
29/08/2024
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
243
Tổng số: 25 trang
<
1
2
3
4
5
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel