Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Tài chính doanh nghiệp
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Tài chính doanh nghiệp
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính Tôi tên: Nguyễn Minh Mẫn hiện công tác tại Phòng Tài chính -KH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công tôi có một số khó khăn, vướng mắc cần được hướng dẫn tháo gỡ như sau: -Theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 01 năm 2021 “d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;” -Theo quy địn tại điểm d, khoản 6 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BXD “d) Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì chi phí tư vấn phục vụ sửa chữa xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình” và theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BXD “7. Chi phí khác theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc lập dự toán theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền” Như vậy, Theo quy định tại Nghị định 06/2021/CP-NĐ và Thông tư 14/2021/TT-BXD đều có đề cấp đến trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì đều có các loại chi phí khác trong tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư ( trong đó có chi phí quyế toán dự án hoàn thành) Việc thực hiện sửa chữa các công trình gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị, áp dụng các quy định của, áp dụng áp quy định quy chuẩn về xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng: như lập thiết kế bản vẻ thi công, dự toán, thẩm tra, thẩm định, giá sát thi công…, giá trị công không giống với những hàng hoá mua sắm thông thường, có sẵn trên thị trường. Do đó, việc quyết toán áp dụng như đối với các khoản chi thường xuyên thông thường là chưa phù hợp, cần phải được thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành để xác định giá trị thực tế của công trình đưa vào quyết toán chung với niên độ ngân sách. Tuy nhiên, Thông tư 65/2021/TT-BTC, không đề cập đến nội dung quyết toán dự án hoàn thành. Do đó, đơn vị tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc quyết toán độ ngân sách đối với các công trình không sử dụng vốn đầu tư công. Vì nếu không thực hiện quyết toán dự án hoàn thành thì lúc lập báo cáo quyết toán theo niên độ ngân sách, cán bộ phụ trách ngân sách không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm tra quyết toán và cũng không đủ thời gian để thực hiện nếu không được quyết toán hoàn thành trước Như vật xin hỏi Bộ Tài chính trong khi chờ hướng dẫn đơn vị có được áp dụng quyết toán và thu chi phí quyết toán theo Nghị định 99/201/NĐ-CP không? Rất mong Bộ Tài chính có ý kiến hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho địa phương.
25/11/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính Công ty chúng tôi đang thực hiện một số dự án đầu tư hệ thống công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) và xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho hoạt đông thanh toán trong lĩnh vực fintech, ngân hàng. Các dự án thường xuyên có chi phí đào tạo và chia thành 2 loại đào tạo, bao gồm: (1) đào tạo liên quan đến việc cài đặt, chỉnh sửa, chuyển giao công nghệ và (ii) đào tạo để vận hành. Cụ thể: - (1) Đào tạo chuyển giao công nghệ: nhà thầu thực hiện đào tạo cho cán bộ tham gia dự án để có thể hiểu về tính chất, đặc thù của các tiêu chuẩn, hệ thống công nghệ sau đó phối hợp với nhà thầu cài đặt, chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống sẵn có và/hoặc tiến hành phối hợp xây dựng kịch bản, thực hiện kiểm thử test trước khi nghiệm thu kỹ thuật tổng thể đưa vào sử dụng. - (2) Đào tạo vận hành: nhà thầu thực hiện đào tạo cho cán bộ Công ty thiết kế hệ thống, các quy trình vận hành và xử lý tình huống xảy ra khi vận hành hệ thống ... để cán bộ Công ty có thể thực hiện sau khi đưa TS vào sử dụng. Nếu theo căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 4 TT45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013: “Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng”, Công ty chúng tôi đưa chi phí đào tạo (1) vào nguyên giá TSCĐ tuy nhiên lại bị vướng mắc bởi quy định tại khoản 3, điều 3 TT45/2013/TT-BTC “3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN’’ Vậy, kính nhờ quý Bộ hướng dẫn cho chúng tôi để có thể triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật
24/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông Thôn đang tiến hành việc chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập sang Công ty cổ phần tại thời điểm ngày 31/12/2023. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển đổi, Trung tâm nước và Vệ sinh môi trường đang gặp khó khăn, vướng mắc quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, như sau: Tại Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần “Tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, nguồn vốn và các quỹ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đang quản lý, sử dụng, trong đó nêu rõ: Tài sản công tính vào thành phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; tài sản công giao cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý không tính vào phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; tài sản không tiếp tục sử dụng để bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công xử lý. Đối với một số tài sản chuyên ngành của các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi mà việc tiếp cận tài sản để kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản không đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi lập phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản này để gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan, trên cơ sở đó quyết định phương án kiểm kê phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê” Trung Tâm nước và Vệ sinh có danh mục tài sản cố định là nhà cửa và vật kiến trúc chuyên ngành khi đánh giá hiện trạng thực tế không đảm bảo tính khả thi và hiệu quả là 207 danh mục (chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm). Giá trị tại thời điểm định giá ngày 31/12/2023 như sau: Stt Nội dung : Giá trị (VND) 1 Tổng nguyên giá : 1.094.804.069.757 2 Giá trị hao mòn lũy kế : 558.336.919.378 3 Giá trị còn lại : 536.467.150.379 Các công trình cấp nước được Nhà nước đầu do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông Thôn làm chủ đầu tư xây dựng quản lý vận hành đều là công trình có kết cấu hoàn chỉnh như: Công trình khai thác nước, công trình xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch, thiết bị đo đếm nước, các công trình phụ trợ có liên quan…..,. và Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông Thôn cũng đã tiếp nhận bàn giao một số công trình từ các đơn vị khác theo Nghị định 43/2022/NĐ-CP ngày 15/12/2022 của Chính phủ về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Như vậy đối các hạng mục tài sản chuyên ngành của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Thôn Nông có những hạng mục, kết cầu ngầm trong lòng đất nên Trung Tâm nước chưa biết xây dựng phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế được. Bằng văn bản này, kinh mong quý Bộ Tài chính - Cục tài chính doanh nghiệp, hướng dẫn các nội dung: - Phương án kiểm kê đối với tài sản chuyên ngành (đối với các hạng mục, công trình ngầm) và văn bản hướng dẫn để làm cơ sở pháp lý khi thực hiện xây dựng phương án kiểm kê. - Phương pháp thực hiện đánh giá hiện trạng thực tế đối với tài sản chuyên ngành (đối với các hạng mục, công trình ngầm) và văn bản hướng dẫn để làm cơ sở pháp lý khi thực hiện xây dựng phương pháp thực hiện đánh giá hiện trạng thực tế. - Phương pháp xác định tỷ lệ chất lượng phần % còn lại và văn bản hướng dẫn để làm cơ sở pháp lý khi thực hiện xác định tỷ lệ chất lượng phần trăm còn lại. - Văn bản hướng dẫn mô tả các kết cấu chính thuộc các hạng mục công trình ngầm của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông Thôn (ví dụ: đạt tỷ lệ 30%, 40%,50%, 60%, 70%.... thì hiện trạng của các kết cấu đó sẽ được hướng dẫn mô tả như thế nào). Rất mong Quý Cơ quan sớm phản hồi cho chúng tôi được biết.
04/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Tôi xin hỏi: Theo quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP về trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế TNDN. Hiện tại công ty 100% vốn Nhà nước, xếp loại A thì theo Điều 31, Nghị định 91/2015/NĐ-CP: - Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi. - Doanh nghiệp xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế không đủ để trích cả hai quỹ trên theo mức tối đa ( 3 tháng lương đối với quỹ KTPL và 1,5 tháng lương đối với quỹ thưởng NQL avf KSV) nên công ty chỉ trích 2,2 tháng lương cho quỹ KTPL và 1,5 tháng lương cho quỹ thương NQL và KSV ( Công ty không trích quỹ đầu tư và phát triển). Xin hỏi: Công ty giảm mức trích quỹ Khen thưởng, phúc lợi cho người lao động để trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên có phù hợp với các quy định hiện hành hay không? Nếu trích đủ quỹ Khen thưởng và phúc lợi thì không còn lợi nhuận để trích quỹ Khen thưởng NQl và KSV. Xin cảm ơn
02/10/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, Tôi có một câu hỏi về quy định việc chấp thuận giao dịch của Công ty với bên có liên quan tại Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN) như sau: Tại Khoản 3b Điều 167 LDN quy định: “Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan 3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch sau đây: b) Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.” Câu hỏi: Từ “Hợp đồng” trong cụm từ “Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản” nêu trên được hiểu là tất cả các loại hợp đồng nói chung (bao gồm hợp đồng thương mại, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ…) hay chỉ hiểu là Hợp đồng về việc vay, cho vay, bán tài sản? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp, trân trọng cám ơn.
29/08/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài Chính, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp là Công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Công ty có vướng mắc trong việc trích lập “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” cho người lao động năm 2023, cụ thế: Công ty có hai hoạt đông sản xuất kinh doanh, như sau: - Hoạt động sản xuất kinh có phát sinh doanh thu, hiệu quả: Hoạt động này chủ yếu từ bán gỗ rừng trồng, cán bộ công nhân viên là các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Quỹ tiền lương tính theo hiệu quả SXKD và hạch toán: Nợ TK 622, 642 Có TK 334 - Hoạt động quản lý bảo vệ rừng trồng là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, quỹ tiền lương hạch vào chi phí đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng trồng sản xuất hàng năm và hạch toán: Nợ TK 154 Chi phí đầu tư trồng, chăm sóc rừng (Chu kỳ trồng rừng từ 7-10 năm) Có TK 334 Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn xin hỏi Bộ Tài chính việc thực hiện trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi cho Người lao động năm 2023 theo Quỹ tiền lương thực hiện cho cả hai bộ phận trên có đúng quy định theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ; Thông tư số 36/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 Công ty chúng tôi rất mong sớm nhận được sự phản hồi, giải đáp của Bộ Tài chính. Công ty xin chân thành cảm ơn quý Bộ./.
14/08/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính. Tôi tên Lê Phước Dũng, đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi. Tôi xin hỏi Bộ Tài chính với nội dung như sau: Tại điểm a, khoản 2, Điều 2 luật Đấu thầu 2023 ghi: a) Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Hiện nay, có rất nhiều địa phương, ban ngành chưa hiểu một cách thống nhất nội dung này nên việc áp dụng luật còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi xin Bộ Tài chính cho ý kiến giải thích rõ một số nội dung như sau: 1. Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là các gói thầu như thế nào ? 2. Đơn vị chúng tôi là Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi, là doanh nghiệp nhà nước (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). Nguồn doanh thu chính của Công ty là Kinh phí đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của Ủy ban nhân dân tỉnh (cấp từ nguồn kinh phí chi thường xuyên) theo Điểm b, khoản 1, Điều 4, Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 Hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước. Bằng nguồn kinh phí nêu trên, Công ty tiến hành trình Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục các gói thầu sửa chữa các công trình thủy lợi do Công ty đang quản lý, khai thác (quy định tại Khoản 5, Điều 7, Thông tư số 73/2018/TT-BTC). Các công trình này Đây cũng là tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty (đã ghi vốn điều lệ). Như vậy, các gói thầu này có phải là gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hay không ?
09/08/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính Công ty chúng tôi có vướng mắc trong việc thực hiện trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi theo Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau, kính mong quý Bộ giải đáp: Ngày 25/09/2019 Cty tôi có cho Cty A vay 1 số tiền để duy trì hoạt động, thời hạn vay là 12 tháng (ngày đáo hạn là 25/09/2020). Tuy nhiên tới ngày 01/07/2020 ( chưa hết thời gian vay), sau khi cty A trao đổi với Cty tôi về việc chưa thể cân đối được nguồn vốn để trả nợ và xin gia hạn khoản vay này. Sau khi xem xét, chúng tôi đã đồng ý gia hạn khoản vay này và hai bên tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng gia hạn khoản vay đó tới ngày 31/12/2024. Từ khi gia hạn hợp đồng tới nay, tình hình tài chính công ty A ngày càng xấu đi do công ty không có doanh thu, lỗ lũy kế rất lớn (lỗ lũy kế xấp xỉ vốn chủ sở hữu) và có nguy cơ âm vốn chủ sở hữu. Đến nay ngày 31/12/2023, công ty chúng tôi chưa thể thu hồi vốn gốc và lãi cho vay. - Cty tôi có đủ các hồ sơ liên quan đến khoản vay cho cty A vay như sau: + Hợp đồng cho vay ban đầu thể hiện thời hạn trả nợ + Bản đối chiếu công nợ/ bản đối chiếu xác nhận nợ + Bảng kê công nợ. Vướng mắc cần giải đáp: Tính theo thời hạn cho vay theo hợp đồng gốc ban đầu (25/09/2020) thì khoản cho vay được xem là quá hạn. Nhưng nếu tính theo thời hạn cho vay đã gia hạn theo phụ lục hợp đồng thì tới nay hợp đồng cho vay chưa quá hạn. Do việc gia hạn hợp đồng cho vay được thực hiện trước ngày đáo hạn của hợp đồng cho vay ban đầu, vì vậy chúng tôi không biết nên nên thực hiện phân loại khoản cho vay này là quá hạn hay không quá hạn theo Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Kính mong quý Bộ giải đáp.
03/04/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Nguồn miễn thủy lợi phí thộc cấp huyện phân bổ. Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện tham mưu phân về cho UBND cấp xã thực hiện. Tuy nhiên liệu theo quy định phải thành lập các Tổ hợp tác tại các thôn bản để thực hiện. Đến tháng 1 năm 2022 vẫn chưa thành lập được các tổ hợp tác. Phòng tài chính và Kế hoạch định huyện lại tham mưu phân nguồn về Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là cơ quan quản lý nhà nước làm chủ đầu tư để thực hiện là đúng hay sai, trong khi đó tài sản cần duy từ, sửa chữa, nạo vét kênh mương khi bàn giao đưa vào sử dụng là UBND các xã, thị trấn. Từ khi thông tư 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kính phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công có hiệu lực thì nguồn miễn thủy lợi phí áp dụng và thực hiện theo thông tư 65 này hay thông tư 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính chính. Kênh mương thủy lợi là tài sản công và việc quyết toán nguồn miễn thủy lợi phí hiện này thực hiện theo thông tư nào. Nguồn miễn thủy lợi phí này có được nâng cấp, làm mới từ kênh đất thành kênh bê tông không.
23/02/2024
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, Công ty chúng tôi có số lượng cổ phiếu quỹ được mua trước thời điểm 01/01/2021, hiện nay chúng tôi có nhu cầu bán số lượng cổ phiếu quỹ trên. Theo thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần thì “Chi phí bán: Hạch toán giảm trừ vào số tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ”. Trường hợp công ty chúng tôi phát sinh chi phí tư vấn từ công ty chứng khoán để thực hiện “Tư vấn thực hiện Tài liệu Báo cáo giao dịch bán cổ phiếu quỹ” (bao gồm: tư vấn trình tự thực hiện và các quy định pháp luật, hỗ tợ xây dựng tài liệu báo cáo, giải trình chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước,…) Theo chúng tôi hiểu chi phí giao dịch là chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán cổ phiếu quỹ sẽ được.hạch toán giảm trừ vào số tiền thu được. Tuy nhiên, chi phí tư vấn trên không rõ có được xem là chi phí bán liên quan trực tiếp không và được hạch toán như thế nào (hạch toán vào chi phí hay trừ vào thặng dư vốn cổ phần)? Kính mong nhận được phản hồi của Bộ Tài chính. Trân trọng cảm ơn.
25/12/2023
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
58
Tổng số: 6 trang
<
1
2
3
4
5
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel