Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Thống kê tài chính
Lịch công tác
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
Chế độ kế toán
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Chế độ kế toán
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính! Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 (Thông tư 107/2017/TT-BTC ) của Bộ Tài chính, trong đó có hướng dẫn hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu của tài khoản 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế” (Phụ lục số 02). Trong quá trình thực hiện, địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc hạch toán kế toán từ việc phân phối, trích lập các quỹ từ thặng dư (thâm hụt) của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Kính đề nghị Bộ tài chính xem xét, hướng dẫn để địa phương thực hiện đúng quy định với nội dung như sau: Các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) có đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê ( Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017). Do đó phần thặng dư từ hoạt động cho thuê (sau khi đơn vị đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, trích khấu hao và các chi phí hợp lý có liên quan) thì đơn vị được bổ sung và trích lập các quỹ theo các quy định hiện hành. Từ đó có các nghiệp vụ và quan điểm trái chiều như sau: * Quan điểm 1 Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC thì nghiệp vụ trích lập các quỹ từ thặng dư từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hạch toán như sau: Nợ TK 4212 Có TK 431 * Quan điểm 2 Để cho số liệu quyết toán tại chỉ tiêu 91 về số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán) trên biểu B01/BCQT = số liệu trên biểu F01/BCQT (cột 6: nguồn hoạt động khác được để lại) nên hướng dẫn cho đơn vị hạch toán như sau: Nợ TK 642 Có TK 431 Có nghĩa là hạch toán phần trích lập các quỹ từ thặng dư của hoạt động sản xuất kinh doanh đưa vào tài khoản 642 là Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ. Từ quan điểm 1 và quan điểm 2 sẽ có những bất cập như sau: - Cách hạch toán theo quan điểm 1 và đúng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC thì chỉ tiêu 91 của biểu B01/BCQT sẽ = số liệu ở cột 6 của biểu F01-01 /BCQT (Nguồn hoạt động khác được để lại) + số đã phân phối, trích lập các quỹ từ thặng dư của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp nếu chỉ tiêu 91 trên biểu B01/BCQT chỉ lấy = với số liệu ở cột 6 của biểu F01-01 /BCQT số liệu trên cho chỉ tiêu 94 (số dư kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán) trên biểu B01/BCQT chưa trừ đi số đã trích lập các quỹ từ thặng dư của hoạt động sản xuất kinh doanh. Dẫn đến số thặng dư từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đã được phân phối, trích lập các quỹ và đã sử dụng rồi nhưng số liệu trên cho chỉ tiêu 94 biểu B01/BCQT là số kinh phí còn lại chuyển sang năm sau = số số đã trích lập các quỹ từ thặng dư của hoạt động sản xuất kinh doanh + số kinh phí chưa sử dụng. Với cách hạch toán như trên thì trong những năm qua địa phương đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở hạch toán như thế: vừa phản ảnh được số đã sử dụng phân phối trích lập như đã nêu trên (do không phải là khoản chi phí nên không hạch toán vào tài khoản 642); đồng thời chỉ tiêu 94 của biểu B01/BCQT bằng thực tế với số dư có tài khoản 4212 được phép chuyển sang năm sau. - Hạch toán theo quan điểm 2 sẽ dẫn đến: + Doanh thu = chi phí, như vậy Đề án sử dụng tài sản công sử dụng vào mục đích cho thuê, liên kết được quy định tại Luật Quản lý sử dụng tài sản công không có hiệu quả; + Mặc khác, sẽ làm tăng chi phí quản lý, không đúng nguyên tắc về hạch toán kế toán chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; một số hoạt động kinh tế chủ yếu của tài khoản 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế; việc kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định và phản ánh kết quả các hoạt động của đơn vị hành chính, sự nghiệp trong một kỳ kế toán năm không đúng quy định và hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC. Trân trọng kính trình ./.
27/05/2022
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính, Vụ chế độ kế toán, kiểm toán Tôi là kế toán của một doanh nghiệp chuyên cho thuê bất động sản tại TPHCM. Doanh nghiệp tôi hiện đang vướng mắc vấn đề về việc ghi nhận doanh thu và khoản giảm trừ doanh thu trong giai đoạn giãn cách xã hội do COVID-19 theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chính phủ. Cụ thể là hàng tháng kế toán vẫn ghi nhận đều khoản doanh thu tiền thuê. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên phải tạm thời đóng cửa mặt bằng cho thuê, doanh nghiệp chúng tôi đã đồng ý miễn khoản tiền thuê của các tháng tạm đóng cửa theo yêu cầu của khách thuê trong giai đoạn giãn cách xã hội để san sẻ khó khăn với khách hàng. Kế toán doanh nghiệp đã ghi nhận khoản miễn tiền thuê này vào tài khoản giảm trừ doanh thu của từng tháng phát sinh miễn giảm. Tôi đang thắc mắc nên ghi nhận doanh thu như thế nào? Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26 - Thuê tài sản đoạn số 26. “Doanh thu cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.”, chúng tôi hiểu là Doanh thu cho thuê phải được ghi nhận đều trong suốt thời hạn cho thuê. Tuy nhiên do khách hàng của chúng tôi buộc phải tạm thời đóng cửa mặt bằng nên Doanh nghiệp không thu được tiền thuê trong giai đoạn này dù hợp đồng thuê vẫn tiếp tục. Như đã nói ở trên, Doanh nghiệp đã ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu cho việc miễn/giảm tiền thuê để bù trừ với doanh thu cho thuê phải thu hàng tháng. Vậy nên doanh thu thuần phát sinh trong các tháng tạm đóng cửa sẽ không đều so với các tháng hoạt động bình thường. Nếu ghi nhận doanh thu theo hợp đồng thuê thì khoản tiền thuê mà chúng tôi (bên cho thuê) đã miễn/giảm cho khách khách hàng (bên đi thuê) trong giai đoạn giãn cách xã hội được xem là 1 khoản giảm trừ doanh thu; khoản giảm trừ này sẽ được ghi nhận 1 lần khi phát sinh (trong tháng được miễn tiền thuê) hay cũng sẽ phân bổ đều theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê tương ứng với doanh thu từ cho thuê hoạt động? Kính mong Bộ Tài chính có thể giải đáp thắc mắc này. Chân thành cảm ơn.
17/12/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ tài chính! Tôi là đơn vị ở khối Xã ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tôi có câu hỏi nhờ BTC hướng dẫn về nghiệp vụ kết chuyển chênh lệch thu, chi và Kết chuyển kết dư Ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý: Năm 2020 Tổng thu NSX đã qua kho bạc là: 3.000.000.000đ, Tổng chi NSX đã qua kho bạc đến ngày 31/12/2020 là: 2.800.000.000đ. Trong năm 2020 tôi có thực hiện nghiệp vụ Chi chuyển nguồn: N815/C714: 200.000.000đ ngày 31/01/2021 (tức thời gian chỉnh lý). Theo như thông tư 70/2019/TT-BTC, tài khoản 914 và 915 có hướng dẫn cuối năm kết chuyển: Nợ TK 714/Có TK 914: 3.000.000.000đ, Nợ TK 914/Có TK 814: 2.800.000.000đ, Nợ TK 914/Có TK474: 200.000.000đ. Kết chuyển trong thời gian chỉnh lý: Nợ TK 915/Có TK 815: 200.000.000đ, Nợ TK 474/Có TK915: 200.000.000, Còn TK714 vẫn đang treo vì không thể kết chuyển và Số dư chuyển sang năm sau theo hướng dẫn của thông tư 70/2019/TT-BTC thì không có số dư của TK714. Nhờ BTC giải đáp giúp tôi nghiệp vụ kết chuyển để tôi thực hiện cho đúng trên Bảng cân đối và báo cáo tài chính Trân trọng cám ơn!
01/12/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính Đơn vị chúng tôi là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi hoạt động thường xuyên theo nghị định số 141/2016/NĐ-CP, tôi xin có 2 câu hỏi như sau: 1. Đơn vị có 1 xe ô tô 16 chỗ đang sử dụng bình thường, chưa hết khấu hao, tuy nhiên theo NĐ 04/2019/NĐ-CP đơn vị tôi không có định mức được sử dụng xe 16 chỗ vì vậy phải điều chuyển xe đi nơi khác, tuy nhiên không có đơn vị nào nhận do đó UBND tỉnh ra quyết định giao cho đơn vị tôi bán đấu giá xe ô tô 16 chỗ trên, chúng tôi đã hoàn thành việc bán đấu giá xe ô tô trên với giá 160 triệu đồng và đã được Sở Tài chính cấp hóa đơn bán tài sản nhà nước. Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên do đó số tiền thu được từ bán xe là 160 triệu đồng theo khoản 2, Điều 55 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì số thu này đơn vị tôi sẽ được giữ lại để bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Tôi xin hỏi số tiền thu được này sẽ được hạch toán như thế nào và đơn vị tôi có phải nộp thuế cho khoản thu tiền bán xe trên hay không. 2. Trong năm chúng tôi có phát sinh hoạt động như sau: - Ký hợp đồng làm dịch vụ tư vấn với Chi nhánh công ty A, giá trị hợp đồng là 10 triệu đồng, Chi nhánh công ty A tạm ứng trước cho chúng tôi số tiền là 3 triệu đồng, chúng tôi đã ghi công nợ đối với công ty A là 3 triệu đồng, hạch toán Nợ TK112/Có TK131 (CN công ty A): 3trđ. - Trong quá trình hoạt động CN Công ty A sắp xếp lại hoạt động và thành lập công ty mới là Công ty B, theo đó hợp đồng đã ký với CN Công ty A được chuyển tiếp sang Công ty mới thành lập là Công ty B. Sau khi hoàn thành hợp đồng Công ty B thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng là 7 triệu đồng, đơn vị tôi ghi nhận công nợ với công ty B là 7 triệu đồng, hạch toán Nợ TK112/Có TK131 (Công ty B): 7 triệu đồng. - Xuất hóa đơn hoàn thành công việc cho công ty B là 10 triệu đồng, hạch toán Nợ TK 131 (công ty B)/Có TK 531: 10 triệu đồng Như vậy trên sổ sách kế toán của chúng tôi vẫn ghi nhận công nợ đối với 2 công ty là CN công ty A (Dự Nợ TK 131 CN công ty A 3 triệu đồng) và công ty B (Dư có TK 131 công ty B 3 triệu đồng) nhưng trong thực tế thì hợp đồng đã hoàn thành và quyết toán xong. Xin hỏi phải hạch toán như thế nào để làm hết công nợ đối với 2 công ty trên. Kính mong Bộ Tài chính giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn
22/11/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi hiện đang công tác tại Ban Quản lý dự án nhóm I- đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện công tác quản lý dự án từ nguồn vốn dự toán ngân sách tỉnh cấp để thực hiện công tác quản lý bảo trì đường bộ, đường thủy. Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 có nêu: “Điều 5. Chế độ kế toán và hạch toán các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án 1. Chế độ kế toán: Chủ đầu tư, BQLDA thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. 2. Hạch toán các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án. a) Các khoản thu từ việc thực hiện quản lý dự án và thực hiện các công việc tư vấn thuộc các dự án được giao quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hạch toán vào nguồn vốn của dự án đó. b) Các khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ thông qua hợp đồng và các khoản thu khác hạch toán vào doanh thu của BQLDA. Theo điểm 1 của khoản 2 nêu trên thì chế độ kế toán Ban Quản lý dự án tôi thực hiện áp dụng cho đơn vị Chủ đầu tư là theo TT79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019. Tuy nhiên nguồn vốn cấp cho công tác quản lý, bảo trì là nguồn dự toán ngân sách không phải nguồn đầu tư. Vậy kính mong Quý Bộ hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị tôi là theo TT79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 hay áp dụng theo TT107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 là phù hợp. xin trân trọng cảm ơn.
24/09/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính Đơn vị tôi đang công tác là đơn vị sự nghiệp công lập, được giao quyền tự chủ tài chính. Năm 2020, Đơn vị tôi được UBND tỉnh quyết định phê duyệt mua sắm tài sản cố định từ nguồn cải cách tiền lương tại đơn vị và đã làm thủ tục mua sắm theo quy định của pháp luật. Căn cứ các chứng từ, tài liệu liên quan, kế toán đơn vị đã ghi tăng tài sản cố định (giả định là 100 triệu đồng), cuối năm tính số hao mòn tài sản cố định (giả định tỷ lệ hao mòn là 10% tương đương 10 triệu đồng) và đơn vị đã hạch toán theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Tuy nhiên, khi phản ánh trên tài khoản 468 – Nguồn cải cách tiền lương, đơn vị thấy có một số vướng mắc như sau: Theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, hướng dẫn phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu của Tài khoản 468 – Nguồn kinh phí cải cách tiền lương: “Cuối năm, đơn vị phải kết chuyển phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương trong năm, ghi: Nợ TK 468- Nguồn cải cách tiền lương Có TK 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế” Theo đơn vị, định khoản trên chỉ phù hợp với những khoản chi ngắn hạn, được phản ánh ngay trong một kỳ kế toán, còn nếu “phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương trong năm” phải phân bổ cho nhiều kỳ thì không phù hợp, lý do: - Nếu hạch toán toàn bộ “phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương” đúng bằng nguyên giá tài sản 100 triệu đồng thì tài khoản 421 phát sinh có là 100 triệu đồng trong khi chi phí phát sinh thực tế (hao mòn) của năm 2020 là 10 triệu đồng, thì tài khoản 421 có số dư thặng dư của riêng hoạt động mua sắm này là 90 triệu đồng, số tiền này bản chất không phải là thặng dư do chênh lệch tạo ra từ doanh thu và chi phí mà đó là giá trị còn lại của tài sản sẽ được tính hao mòn trong 9 năm tiếp theo. Việc theo dõi giá trị còn lại của tài sản cố định trên tài khoản 421 là không phù hợp, điều này dễ gây nhầm lẫn số thặng dư của đơn vị. Trong khi đó, những tài sản cố định nếu được mua từ Quỹ phúc lợi hoặc Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đều có tài khoản chi tiết để phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định, đó là tài khoản 43122 – Quỹ phúc lợi hình thành tài sản cố định và 43142 – Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hình thành tài sản cố định... - Ngược lại, trong định khoản trên, nếu hạch toán toàn bộ “phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương” chỉ phản ánh đúng bằng khoản chi phí hao mòn thực tế phát sinh trong năm là 10 triệu đồng (90 triệu đồng còn lại được phân bổ trong 9 năm tiếp theo), thì việc hạch toán như trên phản ánh không chính xác nguồn tài trợ hình thành tài sản cố định. Nguồn tài trợ hình thành tài sản cố định hay “Phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương” phản ánh còn thiếu 90 triệu đồng. Do đó đơn vị đề xuất giải pháp: Bổ sung 2 tài khoản chi tiết của Tài khoản 468 – Nguồn kinh phí cải cách tiền lương (tương tự như Quỹ phúc lợi hoặc Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp) đó là Tài khoản 4681 – Nguồn cải cách tiền lương và Tài khoản 4682 – Nguồn cải cách tiền lương hình thành tài sản cố định. Hạch toán đầu tư, mua sắm tài sản từ Nguồn cải cách tiền lương tương tự như hạch toán đầu tư, mua sắm từ Quỹ phúc lợi hoặc Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét giải pháp đề xuất và hướng dẫn hạch toán đầu tư, mua sắm tài sản từ Nguồn cải cách tiền lương để đơn vị tôi thực hiện. Trân trọng cảm ơn./.
16/08/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Vụ Chế độ kế toán, Bộ Tài chính. Doanh nghiệp chúng tôi triển khai chương trình khách hàng thường xuyên Loyalty. Khách hàng (“KH”) được tích điểm Loyalty khi sử dụng dịch vụ và được đổi một số lợi ích dựa trên điểm Loyalty. Điểm tích lũy trong mỗi năm có giá trị trong năm tích lũy và đến 31/10 của năm tiếp theo. Điểm tích lũy không được phép chuyển nhượng. Chúng tôi xác định bản chất của chương trình này là khuyến mại bằng tiền mặt (1 điểm = 1.000 đồng) cho khách hàng, cụ thể: (1) KH có thể dùng điểm để được hoàn tiền phí DV đã bị thu trước đó, (2) KH có thể dùng để điểm để được DN chúng tôi nộp thay tiền điện thoại trả trước, (2) KH có thể dùng điểm để đổi sang voucher ghi sẵn mệnh giá (có giá trị như tiền) tại bên thứ 3. Số điểm cần phải đạt được mức tối thiểu thì mới được đổi sang các lợi ích nêu trên. Ví dụ: Phải đạt điểm ít nhất là 100 thì mới được đổi sang nạp thẻ cào điện thoại 100.000 đồng. Chúng tôi có câu hỏi như sau: 1/ Vậy chương trình này có phải áp dụng quy định hạch toán tại điểm 1.6.10 khoản 1 Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC (cụ thể là xác định riêng giá trị hợp lý của HHDV phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền phải chiết khấu, giảm giá để ghi nhận doanh thu chưa thực hiện)? , 2/ Số tiền tương đương với số điểm còn hiệu lực tại thời điểm cuối năm (31/12) có phải trích lập dự phòng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 hay không?
03/08/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính, Tôi hiện công tác tại Sở TNMT Bình Thuận, hiện nay tôi đang vướng mắc về hạch toán kế toán cho Ban QLDA của Sở. ( Ban QLDA được Sở TNMT thành lập có con dấu và tài khoản riêng nhưng hạch toán phụ thuộc) 1/ Trước đây, khi thực hiện theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC thì chi phí quản lý dự án của BQLDA được hạch toán vào TK 4621, TK 6621 nhưng nay theo TT 107/2017/TT-BTC thì không còn TK 4621, TK 6621 thì đơn vị sẽ hạch toán vào TK nào để theo dõi chi phí hoạt động của BQLDA. Do đó, Năm 2018-2019 BQLDA áp dụng theo TT195/2012/TT-BTC có đúng không ạ. 2/ Hiện nay, đã có TT 79/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công thì Ban QLDA của Sở có thể áp dụng để thực hiện được không hay vận dụng các tài khoản của TT 79/2019/TT-BTC để hạch toán kế toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của chủ đầu tư- Sở TBNMT theo TT 107/2017/TT-BTC ( Ban QLDA được Sở TNMT thành lập có con dấu và tài khoản riêng nhưng hạch toán phụ thuộc). Theo TT 79/2019/TT-BTC, tôi thấy thể hiện đầy đủ các tài khoản để hạch toán chi phí hoạt động cho Ban LQDA mà TT107/2017 không có. 3/ Để thuận tiện cho việc báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thì Ban QLDA của Sở có thể lập BCTC, BCQT riêng theo TT 79/2019/TT-BTC và gửi lên Sở TNMT- chủ đầu tư để Sở TNMT tổng hợp báo cáo chung của ngành được không ạ.
20/07/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Tôi có vướng mắc gửi đến Quý Bộ, kính mong được giải đáp như sau: Đơn vị tôi là trường học công lập, có khoản thu chi thỏa thuận với người học theo hướng dẫn của Sở giáo dục và khoản thu chi kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Đơn vị đã thực hiện hạch toán như sau: Khi thu: Nợ 111, 112/Có 3381 Khi chi: Nợ TK 3381/Có TK 111, 112 Số dư cuối kỳ của các khoản thu trên thể hiện trong Báo cáo tình hình tài chính theo thông tư 107 (Biểu B01/BCTC) tại chỉ tiêu Tiền (mã số 01) và chỉ tiêu Nợ phải trả khác (mã số 68). Khi gửi Báo cáo tài chính nhà nước cho kho bạc, Cơ quan kho bạc trả lại với lý do từ chối là: Chỉ tiêu nợ phải trả khác (mã số 68) trên biểu B01/BCTC của các đơn vị trường học phải bằng 0. Xin hỏi Kho bạc Nhà nước từ chối báo cáo với lý do trên có đúng không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
21/06/2021
Xem trả lời
Hỏi:
Kính thưa Bộ Tài chính! Đơn vị thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, có vướng mắc như sau, rất mong được giải đáp! 1. Khi thu phí Nợ TK 111, 112… Có TK 337- Tạm thu (3373). 2. Xác định số phí, lệ phí phải nộp nhà nước theo quy định, ghi: Nợ TK 337-Tạm thu (3373) Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3332). 3. Xác định số được khấu trừ, để lại đơn vị, ghi: Nợ TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (tổng số phí được khấu trừ, để lại). 4. Sử dụng số phí được khấu trừ, để lại để chi cho các hoạt động thu phí (Trừ mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho và TSCĐ), ghi: Nợ TK 614- Chi phí hoạt động thu phí Có các TK 111,112. Đồng thời, ghi: Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng). Đồng thời hoặc định kỳ, xác định số được khấu trừ, để lại để chi cho hoạt động thu phí (trừ số phí được khấu trừ, để lại đơn vị dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho), tương ứng với số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ để lại, ghi: Nợ TK 337- Tạm thu (3373) Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại. 5. Định kỳ, tính khấu hao tscđ hoặc xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thu phí, ghi: Nợ TK 614- Chi phí hoạt động thu phí Có các TK 214. Cuối năm: 6. Kết chuyển TK 366 sang TK thu phí được khấu trừ, để lại Đơn vị căn cứ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng tính hao mòn TSCĐ đã trích (tính) trong năm của TSCĐ hình thành từ nguồn phí được khấu trừ, để lại để kết chuyển từ TK 366 sang TK thu phí được khấu trừ, để lại, ghi: Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631) Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại. 7. Cuối năm, căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định được số tiết kiệm chi từ hoạt động thu phí, ghi: Nợ TK 337- Tạm thu (3373) Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại. 8. Cuối năm, kế toán tính toán, kết chuyển số thu phí được khấu trừ, để lại, ghi: Nợ TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại Có TK 911- Xác định kết quả (9111) Đơn vị đã thực hiện như các bước trên, tuy nhiên ở bước thứ 5 và thứ 6 thì không có bút toán đồng thời có 014 nên cuối năm 014 dư ra khoản tiền tương ứng với tiền khấu hao TSCĐ. Kính mong được Bộ Tài Chính hướng dẫn. Trân trọng!
11/05/2021
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
80
Tổng số: 8 trang
<
1
2
3
4
5
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel