Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Đơn vị tình cờ phát hiện một khoản chi hỗ trợ theo chế độ cho 1 số CCVC bị trùng lắp (do 2 cơ quan cùng chi), đơn vị đã chủ động báo cáo STC cùng cấp và được yêu cầu thu hồi số đã chi trùng là 24 triệu đồng. Trong đó: - Khoản chi từ các năm trước đã được duyệt quyết toán là 22,2 triệu đồng - Khoản đã chi năm nay (chưa quyết toán) là 1,8 triệu đồng Trong số 24 triệu đồng được yêu cầu thu hồi theo hướng dẫn của STC thì gồm có: - 7,8 triệu đồng được để lại đơn vị sử dụng (do nằm trong số kinh phí khoán chi, giao tự chủ) - 16,2 triệu đồng phải nộp trả NSNN (do được giao dự toán ngoài định mức khoán chi tự chủ) Theo hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC, xin hỏi, đơn vị hạch toán như sau có đúng chưa: 1) Hạch toán khoản phải thu: - Nợ 1388/Có 4211: 7,8 triệu đồng (số đã được duyệt quyết toán các năm trước, thu hồi được để lại đơn vị sử dụng) theo hướng dẫn hạch toán tại mục 3.10, TK 611, Mục II, Phụ lục số 02, TT107/2017/TT-BTC - Nợ 1388/Có 3338: 14,4 triệu đồng (số đã được duyệt quyết toán các năm trước, thu hồi phải nộp trả NSNN) ) theo hướng dẫn ở điểm d, mục 3.4, TK 138, Mục II, Phụ lục số 02, TT107/2017/TT-BTC - Nợ 1388/Có 6111: 1,8 triệu đồng (số chi năm nay, chưa được quyết toán, thu hồ phải nộp trả NSNN) - Nợ 5111/Có 3338: 1,8 triệu (số giảm chi NS năm nay), đồng thời Ghi Có 008: âm 1,8 triệu đồng 2) Hạch toán thu hồi bằng tiền mặt: - Nợ 111/Có 1388: 24 triệu đồng 3) Khi nộp tiền đã thu hồi vào NSNN: - Đối với khoản phải nộp trả NSNN : Nợ 3338/Có 1111: 16,2 triệu đồng (số phải nộp trả NSNN) - Đối với khoản thu hồi được phép để lại đơn vị sử dụng: Nợ 5111/Có 1111: 7,8 triệu đồng Và xin hỏi: nếu các bước hạch toán trên là đúng thì đơn vị cần hạch toán thêm bút toán nào để tài khoản 4211 không còn số dư?
24/08/2021
Trả lời:

Nội dung thư độc giả hỏi về hạch toán khoản thu hồi kinh phí theo quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Do nội dung thư hỏi không rõ đơn vị thuộc loại hình hoạt động nào (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,...), ngoài ra không mô tả hết tình huống thu hồi của khoản đã chi 24 triệu đồng (như thu hồi kinh phí NSNN cấp, kinh phí từ nguồn thu phí được khấu trừ, để lại, kinh phí dịch vụ...; thời điểm thu hồi trong thời gian chỉnh lý quyết toán hoặc trước hay sau tháng 11 năm kế tiếp,...), không có thông tin tại thời điểm thu hồi đơn vị đã nộp báo cáo tài chính hay chưa để xác định bút toán hạch toán; Vì vậy Bộ Tài chính không có căn cứ để hướng dẫn bút toán cụ thể.

Về nguyên tắc, việc thu hồi kinh phí của đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 8, Điều 5, Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp về các tình huống sửa chữa sổ kế toán đối với một năm tài chính. Để xác định bút toán hạch toán cụ thể phải trên cơ sở các tình huống phát sinh tại đơn vị với đầy đủ các thông tin có liên quan.

Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện./.

                                                   

Gửi phản hồi: