Căn
cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy định như sau
“Điều 8. Quản lý, sử dụng tài sản công
2. Đơn vị sự nghiệp công phải trích khấu hao
và tính hao mòn tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công, số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Đối với tài sản cố định được đầu tư, mua sắm
từ nguồn vốn vay, vốn huy động, số tiền trích khấu hao tài sản cố định được
dùng để trả nợ; số tiền trích khấu hao tài sản cố định còn lại sau khi trả nợ
được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; trường hợp số tiền
trích khấu hao tài sản cố định không đủ trả nợ, đơn vị được dùng Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp để trả nợ.
Tài sản được hình thành từ nguồn Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị sự nghiệp
công là tài sản, vốn của Nhà nước.”
Tại
khoản 3 Điều 10 Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính
hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập quy định như sau:
“Điều
10. Phân phối kết quả tài chính trong năm
3. Đối với đơn vị nhóm 4:
…
b) Đối với các đơn vị có hoạt động cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước thì phải trích khấu hao
tài sản cố định đối với các tài sản tham gia hoạt động dịch vụ và bổ sung vào
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định
số 60/2021/NĐ-CP. Đơn vị được sử dụng
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị, phương tiện làm việc.”
Như
vậy, đối với đơn vị nhóm 4 được sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo
các quy định đã nêu trên.
Đề
nghị, độc giả căn cứ các quy định nêu trên để tham mưu cho đơn vị thực hiện
theo đúng quy định.