Các chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ
dân phố ở phường, thị trấn đã được quy định cụ thể tại Thông tư số
36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018, các quy định của địa phương theo khoản 5 Điều 8 Thông
tư số 36/2018/TT-BTC.
Ngoài ra, tại
khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước quy
định: “Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
ngân sách: ... 2. Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ. 3. Quyết định các chế độ chi
ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài
các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của
ngân sách địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ…”.
Do đó, đề nghị độc nghiên cứu các quy
định tại Thông tư và quy định riêng của địa phương để áp dụng cho phù hợp với
nội dung, tính chất nguồn kinh phí. Trường hợp có vướng mắc liên quan đến kiểm
soát chi tại Kho bạc Nhà nước, đề nghị liên hệ với Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị
giao dịch để làm rõ nguyên nhân và được giải đáp theo quy định.