Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, ại Tiết b, Tiết c, Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước quy định: "... Hồ sơ tạm ứng (gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng): Chứng từ chuyển tiền; văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng có quy định phải bảo lãnh). Trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội dung chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng. c) Hồ sơ thanh toán (gửi theo từng lần đề nghị thanh toán), bao gồm: chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng). Trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội dung chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng.". Tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 17/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, trong đó, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước quy định: "Thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Điều 2 và Điều 5 Thông tư này. Trường hợp không đảm bảo theo quy định, Kho bạc Nhà nước thực hiện từ chối thanh toán đồng thời gửi Thông báo bằng văn bản đến đơn vị (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi không thuộc thủ tục hành chính gửi Kho bạc nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ." Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC (hết hiệu lực ngày 01/7/2022) thì: "Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn." quy định này đã cũ, không còn áp dụng. Hiện nay, theo khoản 1 điều 90 Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 quy định " Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ." Vậy nên theo tôi hiểu tất cả các khoản chi đều phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ trừ các khoản được phép khoán theo quy định thì không phải hóa đơn. Xin hỏi trường hợp đơn vị SDNS lập chứng từ thanh toán đối với những khoản chi dưới 50 triệu đồng cụ thể là các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng đều không có hóa đơn hoặc chỉ có biên nhận hoặc có khi không có cả biên nhận (do mua của người dân). Đơn vị SDNS chỉ ghi nội dung thanh toán trực tiếp vào giấy rút dự toán ví dụ như thanh toán tiền thuê hội trường theo biên nhận ngày tháng năm hoặc chỉ ghi thanh toán tiền rửa xe. Xin hỏi các trường hợp thanh toán chứng từ không có hóa đơn này có được xem là hợp pháp hợp lệ không? Tôi rất mong nhận được sự phản hồi của Bộ Tài chính. Tôi xin chân thành cảm ơn!
04/02/2025
Trả lời:
- Tại khoản 4 Điều 23 của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày
23/6/2023 quy định: “Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không
quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết
định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết
định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải
bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.”
- Theo quy định của Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 của
Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước:
+ Tại tiết b, tiết c khoản 4, Điều 7 quy định về thành phần hồ sơ (gửi theo
từng lần đề nghị thanh toán/tạm ứng) đối với các khoản chi thường xuyên của
ngân sách nhà nước từ tài khoản dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước quy định:
“b) Hồ sơ tạm ứng (gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng): Chứng từ chuyển
tiền; văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng có quy
định phải bảo lãnh).
Trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi
có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng từ chuyển tiền của
đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội dung chi, đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng.
c) Hồ sơ thanh toán (gửi theo từng lần đề nghị thanh toán), bao gồm:
chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (đối với trường hợp
thanh toán tạm ứng). Trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc
những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng
từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết
nội dung chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bảng kê nội dung thanh
toán/tạm ứng...”
- Đồng thời tại khoản 3 Điều 17 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các
đơn vị giao dịch quy định:
“Chịu trách nhiệm về quyết định chi; quy trình, hình thức và kết quả lựa
chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn
Luật; tính chính xác của đơn giá, khối lượng, giá trị đề nghị thanh toán; chịu
trách nhiệm và chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định; tiêu chí kỹ thuật, số lượng của tài sản mà đơn vị
sử dụng ngân sách nhà nước mua sắm theo quy định của pháp luật; các nội
dung ghi trên bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng; bảng thanh toán cho đối
tượng thụ hưởng và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, đối với việc kiểm soát mua
sắm hàng hóa chi thường xuyên từ NSNN không có hợp đồng hoặc những
khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng từ
chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội
dung chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bảng kê nội dung thanh
toán/tạm ứng và chịu trách nhiệm về các nội dung ghi trên bảng kê để KBNN
làm cơ sở kiểm soát, thanh toán. Do đó, đề nghị độc giả phối hợp với KBNN nơi
giao dịch thực hiện kiểm soát chi mua sắm hàng hóa chi thường xuyên từ NSNN
đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
Gửi phản hồi: