- Tại tiết a, tiết b Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 327/2016/TT-BTC
ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác
thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN):
“a) Đối với các khoản thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà nước
qua tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra:
Các cơ quan thanh tra nhà nước được mở tài khoản tạm giữ tại
Kho bạc nhà nước để tạm giữ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra để
chờ xử lý.
Khi có căn cứ kết luận các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà
nước đã sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát phải
thu hồi, hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều
2 Thông tư này thì người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu
hồi. Quyết định thu hồi phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền phải thu
hồi, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được thanh tra phải thực hiện, thời gian
thực hiện; số tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra nhà nước mở tại Kho bạc
Nhà nước.
Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hiệu khiếu nại, khởi
kiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành
chính mà đơn vị được thanh tra
không khiếu nại, không khởi kiện thì cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện trích
từ tài khoản tạm giữ để nộp ngân sách nhà nước số tiền phải nộp đã ghi trong
quyết định thu hồi.
Sau khi thực hiện trích từ tài khoản tạm giữ để nộp vào ngân
sách nhà nước, cơ quan thanh tra thông báo bằng văn bản cho đơn vị được thanh
tra biết về việc nộp ngân sách nhà nước khoản thu hồi theo quyết định của cơ
quan thanh tra. Trong văn bản thông báo của cơ quan thanh tra nêu thông tin chi
tiết từng khoản tiền đã nộp ngân sách nhà nước như số quyết định thu hồi, nội
dung thu hồi, riêng đối với các dự án xây dựng cơ bản cần nêu thêm tên chủ đầu
tư, dự án, nguồn vốn, niên độ ngân sách.
b) Đối với các khoản thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà
nước không qua tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra:
Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý của cơ quan thanh tra kèm theo giấy nộp tiền vào ngân sách
nhà nước và các hồ sơ, chứng từ liên quan (nếu có) của các đơn vị được thanh
tra, cơ quan thanh tra tổng hợp các khoản đã thu hồi về ngân sách nhà nước
vào kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra...”
- Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày
26/12/2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác
thanh tra đã thực nộp vào NSNN:
“Căn cứ kết
luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước,
đơn vị được thanh tra có trách nhiệm nộp các khoản sai phạm quy định tại Điều 2 Thông tư này vào ngân sách nhà nước. Khi làm thủ
tục nộp tiền, đơn vị được thanh tra ghi đúng nội dung từng khoản nộp thực hiện
theo cuộc thanh tra, kết luận thanh tra (ghi rõ số, ngày, tháng, năm) trên
chứng từ nộp tiền...”
- Thủ tục nộp tiền
vào NSNN thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày
20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc
Nhà nước.
Theo đó, trường hợp độc giả hỏi được thực
hiện theo các quy định nêu trên.