- Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
- Theo quy định tại Điều 420 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi:
“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên
nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng,
các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức
nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao
kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một
bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của
hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay
đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại
hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa
thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các
bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời
điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa
đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn
so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi,
chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
- Tại Điều 421 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định: “1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo
quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo
hình thức của hợp đồng ban đầu.”
- Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày
19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đầ liên quan đến sắp xếp
tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Khoản 1, Điều 4 quy định: “1. Khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà
nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật được tiếp tục thực hiện bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó.”
+ Tại khoản 3 Điều 11, quy định: “3. Không bắt buộc ban hành văn bản chỉ để xử lý nội dung
về tên gọi của các cơ quan, chức danh có thẩm quyền bị thay đổi do sắp xếp tổ
chức bộ máy nhà nước.”
+ Tại khoản 1, khoản
2, Điều 12: “1. Cơ quan tiếp nhận
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thông báo công khai các nội dung
sau đây ngay khi có văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoặc quy định liên quan đến việc thay
đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn của cơ quan mình:
a) Các văn bản của cơ quan, người có
thẩm quyền liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, trừ các văn bản có
nội dung thuộc bí mật nhà nước;
b) Việc thay đổi tên gọi của cơ
quan, chức danh có thẩm quyền;
c) Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền;
d) Việc thay đổi cơ quan, chức danh
có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính;
đ) Việc thay đổi thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính.
2. Việc công khai các nội dung tại
khoản 1 Điều này được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông
tin điện tử của cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hình
thức phù hợp khác; đồng thời, phải được công khai tập trung trên Cổng thông tin
điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thông tin của các cơ quan cấp
tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với thông
tin của các cơ quan cấp huyện.”
Như vậy, căn cứ quy định
nêu trên việc đề nghị quý độc giả nghiên cứu, thực hiện.