Hỏi:
Đơn vị sự nghiệp công lập X ( Nhóm 4) có nghiệp vụ phát sinh như sau :
Nhân viên A đi công tác ở Quãng Trị . Biết rằng :
- Nơi đi : Huế , Nơi đến : Thành phố Đông Hà, Quãng Trị ( 70km/1 chiều )
- Thời Gian : 7/9/N - 9/9/N
- Không có hoá đơn tàu , xe
- Hoá đơn GTGT ở khách sạn : 1.000.000đ/ 2 đêm
Yêu cầu : Nghiên cứu quy định về cơ chế tài chính tại khoản 3, điều 20 của nghị định 60/2021/NĐ-CP và nội dung công tác phí tại Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ tài chính để xây dựng quy trình luân chuyển các chứng từ cần thiết ( đính kèm mẫu biểu chứng từ ) . Xác định số tiền thanh toán công tác phí cho nhân viên A ( ghi chi tiết từng khoản mục )?
24/01/2025
Trả lời:
Tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: “3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”
- Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định: “2. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của đơn vị sự nghiệp công và nguồn tài chính của đơn vị, trong đó:
….
Nội dung mẫu quy chế chi tiêu nội bộ theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo Phụ lục số 5 nội dung mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập ban hành kèm theo Thông tư số 56/2022/TT-BTC, trong đó có nội dung chi công tác phí, hội nghị và tiếp khách.
- Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định: “1. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).”. Thời gian được hưởng công tác phí được quy định tại khoản 2 Điều 3 và điều kiện để được thanh toán công tác phí được quy định tại khoản 3 Điều 3 trong đó phải có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này.
Vì vậy, đề nghị độc giả căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 56/2022/TT-BTC và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính để tham mưu đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định hồ sơ chứng từ thanh toán công tác phí, các mức chi cụ thể thanh toán công tác phí làm cơ sở tổ chức thực hiện.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
-
Kính gửi Bộ Tài Chính, tôi đang công tác tại Phòng TC-KH Bảo Lộc, Lâm Đồng, tôi có 01 vướng mắc liên quan đến việc chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập như sau, kính mong Bộ Tài Chính hướng dẫn thêm:
1. Năm 2024, UBND thành phố đã giao dự toán thu, chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt giai đoạn 2023-2025; trong đó, dự toán nguồn thu sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập được xây dựng căn cứ vào Nghị quyết số của HĐND tỉnh quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 12/7/2024, HĐND tỉnh quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024-2025, thời gian thực hiện từ tháng 9/2024; theo đó, số thu học phí từ tháng 9/2024 đến tháng 12/2024 so với dự toán đã giao đầu năm 2024 giảm khá lớn, dẫn đến một số đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3) không đủ kinh phí để đảm bảo chi lương cho viên chức, người lao động trong những tháng cuối năm, có 1 số đơn vị nguồn thu không đủ để đảm bảo chi hoạt động cho số lượng người hưởng lương từ nguồn thu.
2. Tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: “Trong thời kỳ ổn định tự chủ tài chính, trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến biến động lớn về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi, từ đó làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, sau khi đơn vị đã sử dụng các Quỹ được trích lập còn dư theo quy định nhưng cân đối thu chi của đơn vị đến cuối năm ngân sách không đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt, vào quý I của năm tiếp theo, đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định”.
- Tuy nhiên, hiện tại khi thực hiện số thu học phí theo mức mới thì nguồn thu sự nghiệp năm 2024 (từ tháng 9/2024-12/2024) giảm lớn so với dự toán giao đầu năm, trong khi việc thực hiện điều chỉnh lại phương án tự chủ chỉ được thực hiện trong quý I năm 2025. Vì vậy, để đảm bảo kinh phí chi lương cho viên chức, người lao động ở một số đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, địa phương có thể thực hiện điều chỉnh lại phương án tự chủ (trong Quý 4) để có cơ sở hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị được không? Kính mong Bộ Tài Chính hướng dẫn thêm để địa phương thực hiện, xin cảm ơn!
-
-
-
Tôi là Lê Văn Mão, công tác tại trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, rất mong Quý Bộ giải đáp vướng mắc
Kính gửi: Bộ Tài Chính Vui lòng hướng dẫn rõ hơn về việc thể hiện nội dung trong Thông tư số 141/2011/TT-BTC, ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tại mục 2.2
2.2. Thủ tục thanh toán:
Ngoài các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều này, người đi nghỉ phép năm phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:
a) Giấy nghỉ phép năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp.
b) Đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2: Phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết.
Vậy, cho tôi hỏi: Đối tượng phải có đơn xác nhận của chính quyền địa phương, tuy nhiên đối với cơ sở y tế thì có phải có đơn xác nhận hay giấy ra viện, giấy chứng tử…. Theo tôi được biết thì các cơ sở y tế sẽ cấp giấy ra viện chứ không xác nhận nằm viện.
Rất mong Quý Bộ quan tâm hướng dẫn. Xin trân trọng cảm ơn.
-
Trong thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính tại điều 59. Cải thiện dinh dưỡng tại gạch đầu dòng (-) đầu tiên, điểm b có:"Chi phí xét nghiệm, kiểm nghiệm,...:Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ". Vậy đơn vị tôi nếu được giao dự toán để thực hiện, đơn vị tôi có đầy đủ chức năng trong khám, chữa bệnh vậy khi thanh toán như thế nào? Thanh toán theo thực tế chi phí thuốc, men, hóa, chất,... với chi phí không vượt quá mức giá do cấp có thẩm quyền quy định hay đây được coi là nguồn thu dịch vụ của đơn vị, đơn vị căn cứ vào thực tế các dịch vụ sử dụng và mức giá do cấp có thẩm quyền quy định để rút dự toán chuyển sang nguồn thu dịch vụ để chi. Vậy rất mong nhận được hướng dẫn của BTC để làm căn cứ thực hiện.
-
Đơn vị muốn hỏi về thanh toán chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức cấp xã đi xuống thôn (ví dụ như đi xuống thôn dự hội nghị tổng kết, sơ kết của thôn; xuống thôn ra soát các hộ nghèo trên địa bàn thôn…). Thôn cách trụ sở UBND xã 15km.
Theo Điều 10 của thông tư 40/2017/TT-BTC quy định về chứng từ thanh toán công tác phí gồm:
1. Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
2. Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.
3. Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay theo quy định của pháp luật. Trường hợp mất thẻ lên máy bay thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị cử đi công tác (áp dụng khi thanh toán chi phí đi lại theo thực tế).
4. Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán (áp dụng khi thanh toán khoán chi phí đi lại).
5. Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).
6. Riêng hồ sơ thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này gồm: Chứng từ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
- Nhưng cán bộ, công chức xã đi xuống thôn thì thôn lại không có con dấu để xác nhận nên đảm bảo chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 10 TT40/2017/TT- BTC. Vậy cán bộ, công chức đi xuống thôn công tác có được thanh toán tiền công tác phí không ạ?
-
-
-
Kính gửi Bộ Tài chính! Tại điểm b, khoản 2, điều 5, Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định: “b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.”
Xin hỏi quy định này được hiểu như thế nào? Có ý kiến cho rằng khi đi công tác tại địa bàn các xã (tức là nơi đến công tác là các xã) thì mới được khoán tự túc phương tiện cá nhân, còn nơi đến công tác là thị trấn hoặc phường thì không được khoán tự túc phương tiện cá nhân. Như vậy là đúng hay sai, mong quý Bộ giải đáp, Trân trọng cảm ơn./.