1. Điểm b Khoản 2 Điều
5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy
định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; quy địnhhanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công
tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác như sau: “b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí
xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở
lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các
xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán
khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa
giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”.
Như vậy, căn cứ quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của
Bộ Tài chính nêu trên; căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; đối với
cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi
công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan (01 lượt) từ 10 km
trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với
các xã còn lại) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng
phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện
theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị.
2. Điều
8 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định về
chế độ công tác phí, hội nghị phí; trong đó quy định thanh toán khoán tiền công
tác phí như sau:
“1. Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10
ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công
tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm
lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác
minh, tống đạt và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác);
thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công
tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2. Các đối tượng được hưởng khoán
tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm
vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo
quy định tại Thông tư này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí
khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng".
- Tại khoản 1
Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định “1. Công tác phí là khoản chi phí để
trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú,
tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để
làm việc (nếu có)”.
Tại khoản 3
Điều 14 Thông tư số 40/2017/TT-BTC
quy định “3. Căn cứ vào
khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các mức chi cụ thể về công tác
phí, chi hội nghị đối với cáccơ quan, đơn vị trực thuộc để thực hiện cho phù hợp”.
Theo đó, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu các quy định nêu
trên để thực hiện
theo quy định. Chứng từ thanh toán theo
quy định tại Điều 10 Thông tư số 40/2017/TT-BTC.