Hỏi:
Hỏi về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước
Kính gửi Bộ Tài chính
Tôi có vấn đề cần xin được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 3. Nghị định 63/2019/CP quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm” và Khoản 1 Điều 55 Nghị định 63/2019/NĐ-CP "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp).
Cơ quan tôi có ký hợp đồng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT), thẩm tra thiết kế bản vẻ thi công và dự toán trước khi có quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền. Vì theo quy định khi có quyết định phê duyệt BCKTKT mới đủ điều kiện để giao vốn cho công trình.
Tuy nhiên, để có quyết định phê duyệt BCKTKT phải ký hợp đồng để đơn vị tư vấn lập hồ sơ. Nhưng, do công trình có quy mô nhỏ, chi phí lập BCKTKT, thẩm tra khôn nhiều không nên ký hợp đồng thực hiện trước đến giai đoạn thực hiện dự án, công trình được giao vốn mới thanh toán cho phí lập BCKTKT, thẩm tra dự toán.
Thời điểm ký kết hợp đồng lập BCKTKT là ngày 20/8/2021 đến khi công trình quyết toán dự án hoàn thành đơn vị lập thủ tục thanh toán chi phí lập BCKTKT gửi KBNN là 15/6/2024 thì KBNN lập biên bản xử phạt vu phạm hành chính do vi phạm tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 63/2019/NĐ-CP "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy việc KBNN xử phạt hành vi nêu trên có phù hợp với hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 3. Nghị định 63/2019/CP không?Vì hành vị này đã thực hiện hơn hơn 2 năm. Rất mong Bộ Tài chính hướng dẫn rõ hơn về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hành vi vi phạm hành chính này được tính như thế nào?
Xin trân trọng
Nguyễn Minh Mẫn -0839624233-mantbvl@gmail.com
06/11/2024
Trả lời:
- Theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính
sửa đổi 2020) quy định:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau
đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm;
quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều
tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động
dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên
tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản
xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm,
hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm
chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ
thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước (được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 1 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải
2
quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm
toán độc lập) quy định:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng
tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà
nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính
đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư,
quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
…
5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà
nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57,
Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ
sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56,
Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận
được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không
có dấu hiệu tội phạm.”
Trên đây là hướng dẫn để xác định thời hiệu xử phạt VPHC và căn cứ xác
định thời gian kết thúc của hành vi VPHC, đồng thời theo các quy định trên, hành
vi VPHC được nêu của độc giả vẫn trong thời hiệu xử phạt VPHC.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 32/2024/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). Trung tâm Y tế huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trung tâm Y tế huyện chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân cấp huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Sở Y tế và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN, tại trang 4 của công văn: Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, xác định chương theo nguyên tắc, đơn vị được hưởng ngân sách cấp nào thì sử dụng chương của cơ quan chủ quản của cấp tương ứng đó. Ví dụ: Trường hợp Bệnh viện huyện, hưởng ngân sách cấp tỉnh, sử dụng Chương 425 “Sở Y tế”; trường hợp Bệnh viện huyện, trạm y tế xã hưởng ngân sách cấp huyện, sử dụng Chương 623 “Phòng Y tế”.
Thực tế tại địa phương, căn cứ theo Thông tư số 32/2024/TT-BYT thì cấp có thẩm quyền quyết định Trung tâm Y tế huyện (bao gồm trạm y tế các xã là đơn vị trực thuộc Trung tâm y tế huyện) là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hưởng kinh phí từ ngân sách cấp huyện thì được hạch toán vào mã chương nào? Chương 623 “phòng y tế” hay Chương 799 “ Các đơn vị khác”.
Tôi rất mong nhận được sự phản hồi của Bộ Tài chính để phối hợp với KBNN tỉnh hướng dẫn các huyện trên địa bàn hạch toán đúng quy định. Tôi xin chân thành cảm ơn!
-
-
K/g Kho bạc, đơn vị chúng tôi muốn hói về nội dung như sau: Chúng tôi có gói thầu mua sắm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm nhiều mặt hàng, UBND huyện đã ra Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Căn cứ phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của UBND huyện, chúng tôi đã tổ chức đấu thầu qua mạng theo quy định (Khi đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia chỉ đưa được nội dung tổng giá trị dự toán gói thầu mua sắm). Căn cứ quy định tại Điều 43, Luật Đấu thầu chúng tôi đã lựa chọn được nhà thầu cung cấp phù hợp với tổng giá trị gói thầu trúng thầu không vượt tổng giá trị dự toán gói thầu đã được phê duyệt. Tuy nhiên, quá trình thanh toán, cơ quan kiểm soát chi NSNN là KBNN từ chối thanh toán mặt hàng có đơn giá trúng thầu cao hơn đơn giá dự toán , cụ thể đơn giá trúng thầu 2 loại mặt hàng, 1 loại cao hơn đơn giá dự kiến, 1 loại thấp hơn đơn giá dự kiến. Tuy nhiên, theo đơn vị nghiên cứu căn cứ tại điểm e, khoản 1, Điều 43, Luật Đấu thầu về "Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp lựa chọn được nhà thầu cung cấp hàng hoá: e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.", chúng tôi đã thực hiện duyệt trúng thầu đảm bảo quy định của Luật Đấu thầu. Vậy xin hỏi Bộ Tài chính, việc kiểm soát chi qua kho bạc đối với việc mua sắm hàng hoá chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước có phải trên cơ sở “tổng giá trị gói thầu mua sắm trúng thầu không được vượt quá tổng dự toán gói thầu mua sắm” hay “đối với từng mặt hàng mua sắm, đơn giá trúng thầu không được vượt quá đơn giá dự toán” ? Việc từ chối thanh toán này đúng hay sai?
-
-
-
-
-
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc. Tôi hiện đang công tác tại trường cấp 3 trung học phổ thông, được phân loại là đơn vị sự nghiệp công nhóm 3 (tự chủ dưới 70%). Vừa qua, trường tôi là đơn vị đứng lên tổ chức giải thể thao cấp cụm ngành giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nên tiếp nhận kinh phí đóng góp quỹ cụm của các trường cấp 3 khác trên địa bàn về tài khoản tiền gửi 3713. Khi tôi làm chứng từ chi từ TK 3713 với nội dung “rút chi tổ chức giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên, ngành giáo dục (kinh phí từ các đơn vị tham gia đóng góp) ” số tiền lớn hơn 5.000.000 đ, thì kho bạc từ chối với lý do phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 và Thông tư 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018, nhưng theo tôi được biết khi chi từ tài khoản 3713, Kho bạc Nhà nước không phải kiểm soát, chỉ chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách. Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc về nội dung này. Tôi xin chân thành cảm ơn.
-
Hỏi: Kinh thưa Bộ Tài chính: Theo Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quy định chế dộ công tác phí, chế độ chi hội nghị: "1. Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì". Theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, được UBND huyện phê duyệt. Để tổ chức đoàn kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ra quyết định trưng tập một số cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham gia đoàn kiểm tra. Nhưng khi thanh toán chế độ công tác phí, Kho bạc từ chối chi chế độ lưu trú mà chỉ cho chi tiền đi lại. Như vậy có đúng hay không? Trên đây là vướng mắc của đơn vị, kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn. Xin chân thành cám ơn!