Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kinh gửi Bộ Tài chính! Hiện tại đơn vị tôi được xác định là đơn vị sự nghiệp công mức tự chủ nhóm 2 ( tự đảm bảo chi thường xuyên) thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thu phí đăng kiểm tàu cá theo thông tư 94/2021/TT-BTC . Căn cứ Khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định 60/2021/NĐ-CP đơn vị có xây dựng chi tiêu nội bộ có các mức khoán tiền xe nhưng không vượt quá quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC để thuận tiện cho anh em trong qua trình làm nhiệm vụ chuyên môn bằng phương tiện cá nhân tại các địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Nhưng trong quá trình thanh tra, kiểm tra của đơn vị quản lý cấp trên yêu cầu đơn vị không được khoán đối với tuyến đường ngoại tỉnh có vé và hóa đơn theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Vậy tôi xin hỏi, Khi cán bộ đăng kiểm thực hiện việc đăng kiểm để thu phí có xác định là hoạt động tại khoản 3 điều 12 của Nghị định 60 về việc "đơn vị được quyết định mức chi theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ" hay thực hiện theo khoản 4 điều 12 của Nghị định 60 về việc "Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí" . Việc khoán này nhằm đảm bảo đơn vj tiết kiệm chi và thực hiện tự chủ chi thường xuyên trong năm vậy có đúng quy định pháp luật hay không?
09/08/2024
Trả lời:

       2.1. Căn cứ Thông tư số 94/2021/TT-BTC ngày 2/11/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản thì tổ chức thu phílà đơn vị sự nghiệp công lập được trích 90% số tiền phí thu được để chi cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (nội dung và mức thu các loại phí trong đó gồm phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá được quy định tại Biểu phí, lệ phí kèm theo Thông tư 94/2021/TT-BTC)

         2.2. Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ và Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2016/NĐ-CP:

                   - Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định: “2. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước”.

         - Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP đã quy định cụ thể các nội dung chi từ nguồn phí được để lại của tổ chức thu phí từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.

       2.3. Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; theo đó:

       - Khoản 3 Điều 11 Nghị định quy định nguồn tài chính của đơn vị nhóm 2 gồm: “Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí”

       - Khoản 4 Điều 12 Nghị định quy định về các nội dung chi thường xuyên giao tự chủ: “4. Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ”

       Như vậy, việc sử dụng kinh phí từ nguồn phí được để lại thực hiện theo quy định tại Luật phí, lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và Nghị định số 82/2023/NĐ-CP. Đề nghị quý độc giả căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra thu phí đăng kiểm tàu cá cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Gửi phản hồi: