Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được UBND huyện giao nhiệm vụ thẩm định các hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư. Thay mặt Phòng Kinh tế và Hạ tầng tôi xin hỏi Bộ Tài chính và các phòng, ban chức năng một số thắc mắc sau: Đối với lệ phí thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được tính theo hướng dẫn tại Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính và thông tư 210/2016-TT-BTC. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện có được hưởng 90% chi phí thẩm định theo 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 và thông tư 210/2016-TT-BTC của Bộ Tài chính hay không? Đối với một số công trình chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, nhưng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện vẫn phải thẩm định lại trước khi trình duyệt thì có được tính chi phí thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán nữa hay không, nếu có thì áp dụng định mức như thế nào?
22/01/2019
Trả lời:

Trả lời phản ánh, kiến nghị của ông Nguyễn Văn Thực về sử dụng phí thẩm định dự toán công trình.

1. Tại điểm a khoản 1 Điều 82 Luật xây dựng năm 2014 quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước”.

Như vậy, đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (thiết kế một bước), Luật Xây dựng năm 2014 không quy định thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.

- Căn cứ Luật phí và lệ phí, Luật xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).

Tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định: “a) Căn cứ xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu là tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:

 Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = Tổng mức đầu tư
được phê duyệt
x Mức thu

Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm giữa các khoảng giá trị công trình ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:

       Nib - Nia

Nit  =  Nib  -  {  ----------------  x  ( Git  -  Gib )  }

       Gia - Gib

Trong đó mức thu theo tổng vốn đầu tư dự án được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này”.

 “d) Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước được xác định theo hướng dẫn tại điểm a khoản này”.

- Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Căn cứ quy định nêu trên, việc thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 209/2016/TT-BTC.

2. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định:

“Điều 6. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước:

          a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được để lại 90% trên số tiền phí thẩm định thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước.

...”.

3. Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí quy định: “1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:

Trả lời phản ánh, kiến nghị của ông Nguyễn Văn Thực về sử dụng phí thẩm định dự toán công trình.

1. Tại điểm a khoản 1 Điều 82 Luật xây dựng năm 2014 quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước”.

Như vậy, đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (thiết kế một bước), Luật Xây dựng năm 2014 không quy định thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.

- Căn cứ Luật phí và lệ phí, Luật xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).

Tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định: “a) Căn cứ xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu là tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:

 Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = Tổng mức đầu tư
được phê duyệt
x Mức thu

Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm giữa các khoảng giá trị công trình ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:

       Nib - Nia

Nit  =  Nib  -  {  ----------------  x  ( Git  -  Gib )  }

       Gia - Gib

Trong đó mức thu theo tổng vốn đầu tư dự án được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này”.

 “d) Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước được xác định theo hướng dẫn tại điểm a khoản này”.

- Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Căn cứ quy định nêu trên, việc thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 209/2016/TT-BTC.

2. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định:

“Điều 6. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước:

          a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được để lại 90% trên số tiền phí thẩm định thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước.

...”.

3. Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí quy định: “1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:

a) Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

...”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Phòng kinh tế và Hạ tầng (thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở) thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thuộc diện được khoán chi phí hoạt động (được để lại tiền phí thu được) theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 209/2016/TT-BTC.

          Bộ Tài chính trả lời để ông Nguyễn Văn Thực được biết./.

 

Gửi phản hồi: