1. Quy định
của pháp luật
- Theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP[1] (khoản 1 Điều7): “Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi theo thỏa
thuận với chủ sở hữu trái phiếu để giảm nợ, cơ cấu lại nợ trái phiếu. Riêng đối
với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện
phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.”
- Về yêu cầu công bố thông tin định kỳ, Nghị định số
153/2020/NĐ-CP (Điều 21) và Nghị định số 65/2022/NĐ-CP[2] (khoản 16 Điều 1) quy định:
“1. Định kỳ 06
tháng và hàng năm theo năm tài chính cho đến khi trái phiếu đáo hạn, doanh nghiệp
phát hành gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu
và Sở giao dịch chứng khoán.
a) Trong thời hạn 60
ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện
công bố thông tin định kỳ 06 tháng.
b) Trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện công bố thông
tin định kỳ hàng năm.”
“2. Nội dung
công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và bao gồm các tài
liệu sau:
a) Báo cáo tài chính
06 tháng, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã được
kiểm toán hoặc đã được soát xét (nếu có); báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán
và báo cáo tài chính 06 tháng chưa kiểm toán, chưa được soát xét phải được Đại
hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty xác nhận số liệu. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công
ty mẹ, báo cáo tài chính công bố thông tin gồm báo cáo tài chính hợp nhất và
báo cáo tài chính của công ty mẹ.
b) Tình hình thanh
toán lãi, gốc trái phiếu.
c) Báo cáo định kỳ 6
tháng, hàng năm về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái
phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều
kiện.
d) Báo cáo tình hình
thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.
đ) Đối với trái phiếu
xanh, ngoài các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này, hàng
năm doanh nghiệp phát hành phải lập báo cáo về việc hạch toán, quản lý sử dụng
vốn từ phát hành trái phiếu có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán; báo cáo
tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường.”
- Về yêu cầu công bố thông tin khi mua lại trái phiếu
trước hạn, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP (Điều 23) quy định:
“a) Trong thời hạn
10 ngày trước ngày mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, doanh
nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu về việc
mua lại trước hạn, hoán đổi trái phiếu bao gồm: phương thức tổ chức mua lại,
hoán đổi; điều kiện, điều khoản của việc mua lại, hoán đổi; khối lượng trái phiếu
mua lại, hoán đổi theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày hoàn tất việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu,
doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận
phương án phát hành trái phiếu đồng thời gửi nội dung công bố thông tin cho Sở
giao dịch chứng khoán.”
Về nội dung công bố thông tin về mua lại trái phiếu
trước hạn, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo
Thông tư số 122/2020/TT-BTC
(Mẫu số 4.3 và 4.4). Đồng thời, Khoản 4 Điều 23 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy
định Sở giao dịch chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin về mua lại
trái phiếu trước hạn để tổng hợp, công bố thông tin trên chuyên trang thông tin
về TPDN.
2. Căn cứ quy định của pháp luật nêu trên, TPDN sau khi
được mua lại trước hạn sẽ bị hủy bỏ. Doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm công
bố thông tin về việc việc mua lại trái phiếu trước hạn trước, sau đợt mua lại
trái phiếu và công bố thông tin định kỳ 06 tháng, hàng năm theo năm tài chính đối
với các trái phiếu còn dư nợ cho đến khi trái phiếu đáo hạn theo quy định tại Điều
21, Điều 23 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định số
65/2022/NĐ-CP. Đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.