-
Về định mức chi từ nguồn vốn đối ứng, dự án sử dụng vốn vay ODA thực hiện theo Khoản 7, Điều 44, Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý
và sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài
trợ nước ngoài. (Quy định: “Định mức chi
tiêu đối với các khoản chi từ nguồn vốn đối ứng thực hiện theo chế độ chi tiêu
ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan”).
- Nghị định số
114/2021/NĐ-CP không quy định việc hướng
dẫn định mức chi tiêu riêng từ nguồn vốn đối ứng của dự án ODA vay, viện trợ; đồng
thời, không giao Bộ Tài chính hướng dẫn về định mức chi riêng cho
dự án ODA vay, viện trợ khi sử dụng nguồn vốn đối ứng. Vì vậy, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông
tư số 66/2023/TT-BTC ngày 31/10/2023 bãi
bỏ Thông tư số
219/2009/TT-BTC và Thông tư số 192/2011/TT-BTC; và
không có cơ sở đề xuất kế hoạch ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ riêng về sử
dụng vốn đối ứng để chi trả lương, phụ cấp cho các cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động làm việc tại các dự án sử dụng vốn ODA.
- Điều 2 của Thông tư số
66/2023/TT-BTC ngày 31/10/2023 quy định điều khoản chuyển tiếp:
“Đối với
chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại được phê
duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng
12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì chế độ quản lý tài chính được thực
hiện theo quy định pháp luật tương ứng nêu tại Điều 98 của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12
năm 2021”.
Do đó, việc sử dụng vốn đối ứng của Dự án sử dụng vốn vay ODA thực hiện
theo quy định tại Khoản 7, Điều 44, Nghị định số
114/2021/NĐ-CP “Định mức chi tiêu đối với
các khoản chi từ nguồn vốn đối ứng thực hiện theo chế độ chi tiêu ngân sách nhà
nước và các quy định pháp luật có liên quan”. Không có chế độ riêng cho dự
án ODA vay.