1. Chủ
đầu tư phê duyệt riêng dự toán thu, chi chi phí quản lý dự án để thực hiện có cần
ý kiến của Cơ quan quyết định dự án:
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày
8/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn,
quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công như
sau: “Chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành
lập (trừ BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực): Thực hiện cơ chế tài chính theo
quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư. Trường hợp cần thiết, chủ
đầu tư phê duyệt riêng dự toán thu, chi chi phí quản lý dự án để thực hiện…”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì việc có lấy ý
kiến của cơ quan quyết định dự án trước khi phê duyệt dự toán thuộc thẩm quyền
của chủ đầu tư và cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao làm chủ đầu
tư.
2. Dự
toán thu, chi phí dự án có được tính làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức viên
chức thực hiện kiêm nhiệm quản lý dự án:
1.1 Về tính
tiền làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức viên chức thực hiện kiêm nhiệm quản
lý dự án:
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày
8/12/2021 của Bộ Tài chính về sử dụng các khoản thu quy định ““Chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập
(trừ BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực): Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định
của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư…”. Do vậy, cán bộ, công chức viên chức được cử kiêm nhiệm quản
lý dự án có làm thêm giờ (làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường
theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động)
thì thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao làm chủ đầu tư
và theo quy định về pháp luật lao động.
1.2 Về
phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án cho cán bộ, công chức, viên chức được phân
công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại Ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công do chủ đầu tư thành lập:
Tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày
09/02/2022 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị
định số 10/2021/NĐ-CP), quy định:
“Điều 30. Chi phí quản lý dự án
2. Nội dung chi
phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho
người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi
tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất
nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với
cá nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng
cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn
phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan
đến dự án; công tác phí; thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý
dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng.”
Như vậy, nội dung chi phí quản lý dự án theo quy định
nêu trên không có nội dung chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án.
Do vậy, trường hợp dự án sử dụng vốn đầu tư công và
việc chủ đầu tư thành lập Ban QLDA đảm bảo đúng quy định (theo ý kiến của Bộ
Xây dựng) thì việc sử dụng các khoản thu được thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều 3 Thông tư số 108/2021/TT-BTC và nội dung chi phí quản lý dự án được quy
định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2022 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; theo đó không quy định nội dung chi phụ cấp
kiêm nhiệm quản lý dự án cho cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm
việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại Ban QLDA.
Đề nghị Quý
độc giả căn cứ vào những quy định nêu trên để thực hiện