- Tại Điều 56 Luật Ngân sách nhà nước về Tổ chức chi ngân
sách nhà nước, đã quy định: “Đối với các dựán đầu tưvàcác nhiệm vụchi cấp thiết khác được tạm ứng vốn, kinh phí đểthực hiện các công việc theo hợp đồng đãký kết. Mức vốn tạm ứng căn cứvào giá trịhợp đồng vàtrong phạm vi dựtoán ngân sách được giao vàtheo quy định của pháp luật có liên
quan. Vốn, kinh phí tạm ứng được thu hồi khi thanh toán khối lượng, nhiệm vụhoàn thành”.
- Tại điểm 3, Điều 28 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý,
thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, quy định: “Vốn tạm ứng theo chếđộchưa
thu hồi không đưa vào quyết toán. Hết thời hạn chỉnh lý quyết toán, sốdưtạm ứng theo chếđộchưa
thu hồi còn lại (sau khi trừđi
sốnộp điều chỉnh giảm trong năm quyết toán (nếu có) của phần vốn tạm ứng theo chếđộchưa
thu hồi từcác năm
trước) được chuyển sang năm sau đểquản lý, thu
hồi tạm ứng vàquyết toán phần thanh
toán khối lượng hoàn thành. Cơquan tài chính không phải làm thủtục xét chuyển”.
Theo các quy định nêu trên, các khoản
tạm ứng theo hợp đồng do chủ đầu tư ký kết với nhà thầu chưa thu hồi được
chuyển nguồn sang các năm sau để tiếp tục theo dõi, thu hồi khi có khối lượng
hoàn thành. Số nộp giảm tạm ứng trong các năm sau được Kho bạc nhà nước
theo dõi, hạch toán giảm số tạm ứng chưa thu hồi.
Theo khoản 1, Điều 72 Luật Đầu tư công
về thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm: “Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế
hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau”.
Do đó, trường hợp số vốn tạm ứng thuộc “kế hoạch
vốn năm đã hết thời gian thực hiện và giải ngân”, số nộp giảm tạm ứng không
được phép tiếp tục sử dụng để thanh toán cho các nội dung chi khác.
Đề nghị Quý độc giả căn cứ vào những quy định nêu
trên để thực hiện./.