Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính, Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp công lập chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1), trong năm 2022, đơn vị tôi được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 3814 ngày 11/11/2022 về việc cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập khối thành phố tiếp tục thực hiện phương án tự chủ tài chính đã được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành đến hết năm 2022. Theo đó, đơn vị tôi vẫn áp dụng Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 v/v quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Qua đó, tôi có 01 số câu hỏi thắc mắc nhờ Bộ Tài Chính giải thích giúp tôi: 1. Năm 2022: "Chênh lệch thu chi còn lại trong năm 2022" để trích các quỹ "có được phép trừ " số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền trích lập nguồn cải cách tiền lương năm 2022".... ra khỏi chênh lệch thu chi trước khi trích lập các quỹ theo quy định không? (vì theo thông tư 56 hướng dẫn nghị định 60 thì được trích khấu hao tài sản cố định và cải cách tiền lương để trừ trước khi ra chênh lệch thu chi còn lại) 2/ Về số trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp = tối thiểu 25% * "Chênh lệnh thu chi năm 2022" => Hỏi: ...trích quỹ tối thiểu 25%* "Chênh lệch thu chi của từng nguồn thu tại đơn vị"/ hay tính trên "tổng chênh lệnh thu chi của tất cả các nguồn tại đơn vị"..?! VD: Đơn vị Phòng Công chứng có 02 nguồn thu trong năm 2022, lần lược có số chênh lệch thu chi của mỗi nguồn như sau: - Tổng chênh lệch thu chi năm 2022 của đơn vị là 10 tỷ đồng (trong đó: CLTC từ nguồn Phí công chứng là 9,5 tỷ đồng và CLTC từ nguồn thù lao, Dịch vụ là 0,5 tỷ đồng) => Trích lập quỹ phát triển năm 2022 (tối thiểu) là 2,5 tỷ đồng, trong đó: + Từ nguồn thù lao dịch vụ là 0,5 tỷ đồng; + Và từ nguồn phí công chứng là 2 tỷ đồng ...Việc đơn vị dùng 100% nguồn thù lao (là 0,5 tỷ đồng) và cân đối số còn lại từ nguồn phí công chứng (là 2 tỷ đồng)...để trích lập quỹ phát triển...(như trên): thì có phù hợp/ đúng quy định hay không?! [ Nếu tính riêng theo số chênh lệch thu chi của từng nguồn: thì Nguồn Phí công chứng phải trích tối thiểu = 25% * 9,5 tỷ đồng = 2,375 tỷ đồng ] => Như vậy, Nếu Quỹ phát triển "không tính 25%..trên tổng chênh lệch thu chi của năm 2022...: thì xem như đơn vị đã trích thiếu 375 triệu đồng (từ nguồn Phí công chứng) 3/ Quỹ tiền lương, tiền công làm cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm - Thông tư 145/2017/TT-BTC (hướng dẫn Nghị định 141/2016/NĐ-CP): chưa hướng dẫn cụ thể về khái niệm "tiền công" - Thông tư 56/2022/TT-BTC (hướng dẫn Nghị định 60/2021/NĐ-CP): đã ghi nhận và hướng dẫn cụ thể về khái niệm "tiền công" => Như vậy, cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm 2022 "có được tính tiền công" vào để xác định không?! (xét về bản chất về cơ sở để trích lại quỹ PL-KT giữa quy định tại Nghị định 141 và Nghị định 60 là "giống nhau"...)
30/01/2024
Trả lời:

- Khoản 3 Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP  quy định tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau”.

- Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP  quy định:

Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c (phần được để lại chi thường xuyên để trang trải chi phí hoạt động thu phí) và điểm d khoản 1 Điều này, để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:

- Trích khấu hao tài sản cố định

Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị).

Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay dùng để trả nợ; số còn lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Như vậy, các khoản trích khấu hao tài sản cố định (tính vào chi phí theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 141) và số tiền trích lập nguồn cải cách tiền lương năm 2022 (là kinh phí dùng để chi trả cho viên chức khi thực hiện chính sách CCTL) được trừ đi khi xác định chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên.

2. Về số trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp = tối thiểu 25% * "Chênh lệnh thu chi năm 2022" => Hỏi: ...trích quỹ tối thiểu 25%* "Chênh lệch thu chi của từng nguồn thu tại đơn vị"/ hay tính trên "tổng chênh lệnh thu chi của tất cả các nguồn tại đơn vị"..?! VD: Đơn vị Phòng Công chứng có 02 nguồn thu trong năm 2022, lần lược có số chênh lệch thu chi của mỗi nguồn như sau: - Tổng chênh lệch thu chi năm 2022 của đơn vị là 10 tỷ đồng (trong đó: CLTC từ nguồn Phí công chứng là 9,5 tỷ đồng và CLTC từ nguồn thù lao, Dịch vụ là 0,5 tỷ đồng) => Trích lập quỹ phát triển năm 2022 (tối thiểu) là 2,5 tỷ đồng, trong đó: + Từ nguồn thù lao dịch vụ là 0,5 tỷ đồng; + Và từ nguồn phí công chứng là 2 tỷ đồng ...Việc đơn vị dùng 100% nguồn thù lao (là 0,5 tỷ đồng) và cân đối số còn lại từ nguồn phí công chứng (là 2 tỷ đồng)...để trích lập quỹ phát triển...(như trên): thì có phù hợp/ đúng quy định hay không?! [ Nếu tính riêng theo số chênh lệch thu chi của từng nguồn: thì Nguồn Phí công chứng phải trích tối thiểu = 25% * 9,5 tỷ đồng = 2,375 tỷ đồng ] => Như vậy, Nếu Quỹ phát triển "không tính 25%..trên tổng chênh lệch thu chi của năm 2022...: thì xem như đơn vị đã trích thiếu 375 triệu đồng (từ nguồn Phí công chứng):

* Nội dung trả lời:

- Tại khoản 1 Điều 12. Nghị định 141/2016/NĐ-CP  quy định về nguồn tài chính của đơn vị SNCL bao gồm nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí chi không thường xuyên;

- Tại điểm b khoản 2 Điều 12. Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định về sử dụng nguồn tài chính để chi thường xuyên:

b) Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c (phần được để lại chi thường xuyên để trang trải chi phí hoạt động thu phí) và điểm d khoản 1 Điều này, để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:

3. Phân phối kết quả tài chính trong năm

a) Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

Do đó, việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được trích trên cơ sở chênh lệch của các nguồn thu thường xuyên giao tự chủ – chi thường xuyên của đơn vị SNCL.

3. Quỹ tiền lương, tiền công làm cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm - Thông tư 145/2017/TT-BTC (hướng dẫn Nghị định 141/2016/NĐ-CP): chưa hướng dẫn cụ thể về khái niệm "tiền công" - Thông tư 56/2022/TT-BTC (hướng dẫn Nghị định 60/2021/NĐ-CP): đã ghi nhận và hướng dẫn cụ thể về khái niệm "tiền công" => Như vậy, cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm 2022 "có được tính tiền công" vào để xác định không?! (xét về bản chất về cơ sở để trích lại quỹ PL-KT giữa quy định tại Nghị định 141 và Nghị định 60 là "giống nhau"...).

* Nội dung trả lời:

- Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 111/2022/NÐ-CP, ngoài viên chức thì còn có người lao động làm việc trong đơn vị SNCL áp dụng cơ chế tiền lương được phân loại như sau:

(1) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (áp dụng đối với các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị SNCL thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan) được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: (i) Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợpvới quy định của pháp luật lao động (ii) hoặc áp dụng tiền lương theo bảng luơng của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

(2) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thấm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức.

- Các văn bản pháp luật có liên quan cũng không có quy định về chế độ tiền công trong đơn vị SNCL.

Theo đó, pháp luật hiện hành không có quy định về tiền công trong đơn vị SNCL, mà chỉ có quy định về tiền lương theo hợp đồng lao động; hiện nay Bộ Tài chính đang rà soát, sửa đổi Nghị định 60/2021/NĐ-CP cho phù hợp với quy định hiện hành.


undefined
Gửi phản hồi: