2.1. Về chi tiền
thưởng của đơn vị:
Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính
của đơn vị sự nghiệp công lập, tại Điều 11,12,14 quy định về tự chủ tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự
nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên:
“Điều 11. Nguồn tài chính của đơn vị
1. Nguồn ngân sách nhà
nước
a) Kinh phí cung cấp
hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định;
b) Kinh phí chi thường
xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền
tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công
nghệ;
..
2. Nguồn thu hoạt động
sự nghiệp
3. Nguồn thu phí được
để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Nguồn vốn vay; vốn
viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Nguồn thu khác theo
quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 12. Chi thường xuyên giao tự chủ
Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ
quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 (phần được để lại để chi thường
xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều 11 Nghị định này để chi thường
xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:
1. Chi tiền lương và
các khoản đóng góp theo tiền lương
a) Trong thời gian
Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (sau
đây gọi là Nghị quyết số 27-NQ/TW), đơn vị chi trả tiền
lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản
phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công theo
hợp đồng vụ việc (nếu có).
b) Kể từ thời điểm chế
độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện như sau:
- Đối với đơn vị nhóm
1: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự
chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng I); quyết định mức
lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc
(nếu có).
- Đối với đơn vị nhóm
2: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự
chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng II); quyết định mức
lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc
(nếu có).
2. Chi thuê chuyên gia,
nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
3. Chi hoạt động
chuyên môn, chi quản lý
4. Chi thực hiện công
việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện
các hoạt động dịch vụ.
5. Trích lập các khoản
dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên
ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).
6. Chi trả lãi tiền
vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
7. Các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm
1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ
các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp
thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn
hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng
theo thứ tự như sau:
a) Trích lập Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%;
b) Trích lập Quỹ bổ
sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức
trích (không khống chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần
quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các
khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;
c) Trích lập Quỹ khen
thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền
công thực hiện trong năm của đơn vị;
d) Trích lập Quỹ khác
theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
đ) Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập
các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
2. Sử dụng các Quỹ
a) Quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp:
b) Quỹ bổ sung thu nhập:
c) Quỹ khen thưởng: Để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ,
thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công
việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Thủ trưởng
đơn vị sự nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị;
d) Quỹ phúc lợi:
đ) Quỹ khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
…
4. Mức trích cụ thể của
các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này và quy trình sử dụng các quỹ do Thủ trưởng
đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với quy
định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.
Theo đó, kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường
xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên
giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được trích lập các quỹ
theo quy định nêu trên, trong đó bao gồm Quỹ khen thưởng. Đơn vị thực hiện chi
khen thưởng từ quỹ Khen thưởng của đơn vị theo quy định.
Vì vậy, đề nghị độc giả căn cứ các quy
định nêu trên và
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có) để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị nơi độc giả đang công tác thực hiện hạch toán và chi tiền thưởng cho người
lao động theo đúng quy định của pháp luật.
2.2.
Về ý kiến: “Ngoài ra, nếu đơn vị có khả
năng tài chính, cuối năm đơn vị có được chi tháng lương thứ 13 cho viên chức và
người lao động hay không? Nếu được chi tháng lương thứ 13 thì hạch toán vào chi
phí hay chi từ quỹ đơn vị đã trích lập”.
P.SNKT
trình Vụ trả lời đơn vị:
Theo
quy định hiện hành, hiện nay không có quy định chi tháng lương thứ 13 cho người
lao động. Cuối năm căn cứ tình hình tài chính và kết quả tài chính trong năm; đơn vị thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm, chi khen thưởng cho người
lao động (nếu có) từ các Quỹ theo quy định.
Bộ Tài chính thông tin đến Quý độc giả để
biết và thực hiện theo quy định của pháp luật.