Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Tôi hiện đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông, trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách Sở tôi có nội dung chưa rõ, rất mong được sự quan tâm trả lời, hướng dẫn của Bộ Tài chính để đơn vị thực hiện nhiệm vụ đúng quy định với nội dung như sau: Sở tôi có 34 đơn vị trực thuộc, đã được UBND tỉnh phê duyệt PATCTC năm 2023 (giai đoạn 2023-2025), trong đó có 01nhóm 3, còn lại nhóm 4. Đã được cấp dự toán 2024 chi tiết cho từng đơn vị theo quy định. Trong năm, việc thừa thiếu giáo viên cục bộ tại các trường nên theo chỉ đạo cấp thẩm quyền đầu năm 2024 Sở chủ động linh hoạt điều động giáo viên giữa các trường (nhóm 4) nhằm đảm bảo nhiệm vụ dạy học, dẫn đến phát sinh vấn đề kinh phí. Khi điều chuyển giáo viên từ trường A qua trường B (trong chỉ tiêu biên chế còn) thì trường B sau khi sử dụng kinh phí được giao chưa có mặt với hệ số 2.34 để thực hiện, nhưng hệ số lương thực tế của người này 4.33 và chưa kể PC ưu đãi nghề, PC đứng lớp ở các trường khác nhau. (dự toán đầu năm biên chế chưa có mặt không cócác khoản PC đó) nên trường B không đủ KP chi trả lương cho giáo viên này, Sở đã ban hành quyết định điều chỉnh dự toán giảm trường A tăng trường B đúng số tiền lương và các khoản chi khác liên quan theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 Luật NSNN: “c) Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao”. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, Sở đã gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra. Tuy nhiên, Sở Tài chính trả lời không thống nhất thực hiện điều chỉnh dự toán với lý do: Số liệu sau khi điều chỉnh sẽ làm thay đổi (tăng, giảm) phần kinh phí NSNN hỗ trợ/cấp chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt phương án tự chủ, là không đúng theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Qua trao đổi, chuyên viên phụ trách của Sở Tài chính cho biết “ Để điều chỉnh được kinh phí tự chủ giữa các trường thì Sở phải thực hiện phê duyêt lại phương án tự chủ, chỉ được điều chỉnh nguồn kinh phí giao không tự chủ thôi". Nhưng theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Thông tư 56/2022/TT-BTC: “ 6. …Trong thời kỳ ổn định tự chủ tài chính, trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến biến động lớn về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi, từ đó làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, sau khi đơn vị đã sử dụng các Quỹ được trích lập còn dư theo quy định nhưng cân đối thu chi của đơn vị đến cuối năm ngân sách không đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt, ….” thì mới phê duyệt lại phương án tự chủ. Mặt khác, các đơn vị nhóm 4 không có khoản thu nào khác ngoài học phí theo quy định, không có nguồn quỹ dư để trích lập. Hỏi: Tôi hiểu việc Sở thực hiện điều chuyển này không nằm trong các nội dung cần phải phê duyệt lại PATC, có đúng không? Hàng năm, việc Sở thực hiện nhiệm vụ điều chuyển giáo viên thừa thiếu cục bộ tại các trường trực thuộc là thường xuyên và không ổn định với nhiều yếu tố khách quan: giáo viên chuyển công tác, nghỉ việc… nếu cứ có phát sinh mà phê duyệt lại PATC thì cũng rất khó khăn cho đơn vị, không chủ động được trong công tác điều hành quản lý. Hỏi: Sở tôi thực hiện điều chỉnh kinh phí như đã nêu trên có đúng quy định chưa? Để kịp thời điều chỉnh dự toán cho các trường có kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong năm 2025. Kính mong sớm nhân được giải đáp, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
27/03/2025
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Thông tư 56/2022/TT-BTC: “ Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ ổn định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng đến năm 2025.... Trong thời kỳ ổn định tự chủ tài chính, trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến biến động lớn về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi, từ đó làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, sau khi đơn vị đã sử dụng các Quỹ được trích lập còn dư theo quy định nhưng cân đối thu chi của đơn vị đến cuối năm ngân sách không đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt, vào quý I của năm tiếp theo, đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định”.

Như vậy, Thông tư 56/2022/TT-BTC đã quy định về các trường hợp biến động làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và phương án giải quyết. Theo đó, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu
Gửi phản hồi: