Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Tôi đã xem câu hỏi và câu trả lời sau trên cổng thông tin của Bộ Tài chính. Kính gửi Bộ tài chính, tôi xin hỏi: Đơn vị tôi đang thực hiện kế toán HCSN Theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Tài khoản 611 tại mục 3.12 hướng dẫn Cuối năm chi bổ sung thu nhập cho người lao động, chi khen thưởng; chi phúc lợi từ kinh phí tiết kiêm được trong năm ( đối với cơ quan nhà nước không được trích lập các quỹ ) ghi Nợi TK 611 Có các TK 511,111 . Nếu hạch toán như thế sẽ không thê hiện được số tiết kiệm này trên TK 421 trong năm của đơn vị, Xin Bộ hướng dẫn 16/08/2021 Trả lời: Câu hỏi của độc giả hỏi về nội dung hạch toán chi bổ sung thu nhập cuối năm cho người lao động, chi khen thưởng, chi phúc lợi từ kinh phí tiết kiệm được trong năm (đối với cơ quan nhà nước không được trích lập các quỹ). Về nội dung này Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 đã có hướng dẫn hạch toán chi bổ sung thu nhập, chi khen thưởng, phúc lợi từ kinh phí tiết kiệm trong năm đối với cơ quan nhà nước (không được trích lập các Quỹ) tại nguyên tắc hạch toán các tài khoản có liên quan như TK 137, 421, 511, 611,… Tuy nhiên do sơ suất tại Phụ lục số 02, phần hướng dẫn hạch toán TK 611- Chi phí hoạt động (bút toán 3.12) đã có bút toán bị nhầm lẫn, nội dung này BTC đã trả lời độc giả trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. Do vậy đề nghị độc giả không sử dụng bút toán này. Căn cứ theo nguyên tắc hạch toán các tài khoản có liên quan, đối với khoản chi bổ sung thu nhập, chi khen thưởng, phúc lợi từ kinh phí tiết kiệm được trong năm cho người lao động từ nguồn NSNN giao dự toán (đối với các đơn vị cơ chế tài chính không quy định trích lập các Quỹ), đơn vị hạch toán như sau: - Phản ánh số phải trả cho người lao động: Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) luỹ kế Có TK 334- Phải trả người lao động - Rút dự toán khoản tiết kiệm chi, ghi: Nợ các TK 111, 112, 334 Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp Đồng thời, ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động + Khi chi tiền, ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK các 111, 112. Tôi xin Bộ hướng dẫn cụ thể hơn trường hợp sau ạ Giả sử năm 2020 đơn vị tôi là cơ quan hành chính tiết kiệm được 200 triệu, năm 2020 tôi đã chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi ... số tiền 150 triệu và hạch toán các bút toán như bộ hướng dẫn ở trên. Vậy 50 triệu kinh phí tiết kiệm từ năm 2020 chi chưa hết tôi chuyển sang năm 2021 tiếp tục chi thì bút toán hạch toán sẽ chi từ TK 4211 ra hay hạch toán nợ tk 611/Có Tk 511 rút tk 008 ạ. Rất mong được Bộ hướng dẫn Tôi xin chân thành cảm ơn !
31/08/2021
Trả lời:

 Nội dung thư độc giả hỏi về việc hạch toán chi từ nguồn kinh phí tiết kiệm chi của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Về việc xác định kinh phí tiết kiệm chi được thực hiện theo cơ chế tài chính mà đơn vị đang áp dụng, theo phương pháp hạch toán quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thì kinh phí tiết kiệm chi từ nguồn NSNN là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, được xác định vào cuối năm ngân sách.

Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 về Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước (Điểm b, Khoản 7, Điều 3) quy định như sau:

Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:

- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;

- Chi khen thưởng: ...

- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: ...

- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp cuối năm số tiết kiệm chi thường xuyên của cơ quan nhà nước chưa sử dụng hết, kế toán hạch toán:

Nợ TK 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế”/ Có TK 4315 “Quỹ dự phòng ổn định thu nhập”.

Sang năm sau tiếp tục chi, hạch toán:

  Nợ TK 4315 “Quỹ dự phòng ổn định thu nhập”/ Có TK 111, 334,...

Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện./.

Gửi phản hồi: