Nội dung thư độc giả hỏi về hạch toán liên
quan đến nguồn cải cách tiền lương theo Thông tư 24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024
của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, Cục Quản lý
giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính có ý kiến
như sau:
1. Về chuyển số dư tài
khoản kế toán
Tại phụ lục VI Thông tư
24/2024/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể việc chuyển số dư tài khoản kế toán. Theo
đó, đối với nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2024 trên TK 468 (được trích
lập từ nguồn thu HĐSXKD) sẽ được chuyển sang theo dõi trên TK 4681- Kinh phí cải cách tiền lương theo Thông tư 24/2024/TT-BTC.
2. Về việc phân phối chênh
lệch thu, chi
Tại nguyên tắc kế toán
Tài khoản 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (Phụ lục I kèm theo Thông tư
24/2024/TT-BTC) quy định:
- “Các khoản thặng dư (thâm hụt) được xác định trên cơ sở số chênh lệch
giữa doanh thu trong năm và chi phí trong năm, đã điều chỉnh cho các trường hợp
chi phí ghi nhận năm nay nhưng doanh thu đã ghi nhận từ năm trước (số điều
chỉnh)….”
- “Thặng
dư được xác định trên Tài khoản 421 không phải là căn cứ để phân phối hoặc
trích lập các quỹ. Việc xác định chênh lệch thu, chi (tiết kiệm chi) từ kinh
phí được giao tự chủ, kinh phí được khoán chi của đơn vị phải thực hiện theo
các quy định của cơ chế tài chính hiện hành; theo đó đơn vị thực hiện phân phối
hoặc trích lập các quỹ trên cơ sở số liệu các khoản chênh lệch thu, chi (tiết
kiệm chi) đã được xác định chính xác,….”.
Theo đó, đối với đơn vị
sự nghiệp công lập, việc xác định số liệu chênh lệch thu, chi, phân phối chênh
lệch thu, chi phải được thực hiện theo quy định về cơ chế tài chính hiện hành (gồm
Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập) mà không căn cứ vào số liệu thặng dư được phản ánh trên TK
421. Sau khi xác định được số phân phối chênh lệch thu, chi theo quy định, đơn
vị thực hiện hạch toán việc phân phối theo hướng dẫn tại Thông tư
24/2024/TT-BTC.
3. Về hạch toán nguồn kinh
phí cải cách tiền lương
Phương pháp kế toán đối
với kinh phí cải cách tiền lương (việc trích lập, sử dụng ) đã được hướng dẫn
đầy đủ tại Tài khoản 468- Nguồn kinh phí
mang sang năm sau Phụ lục I Thông tư 24/2024/TT-BTC. Theo đó, đối với khoản chi phí tiền lương phát sinh trong năm mà
phải lấy từ nguồn kinh phí cải cách tiền lương từ năm trước mang sang (số dư TK
468) để chi trả thì phải thực hiện bút toán bù nguồn (Nợ TK 468/Có TK 421) để
bù đắp khoản thâm hụt do chi phí phát sinh trong năm không có doanh thu tương
ứng, vì vậy TK 421 không bị thâm hụt trong trường hợp này như câu hỏi 3 của độc
giả.
4. Việc xác định chi phí
hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đề nghị độc giả nghiên cứu thực
hiện theo pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên đây là câu trả lời của Bộ Tài chính, đề nghị độc giả nghiên cứu
thực hiện đúng quy định./.