Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Tôi xin hỏi và đề nghị trả lời giúp một sự việc như sau: Tôi có mua bảo hiểm thân vỏ ô tô của Công ty Bảo Hiểm Hàng Không Sài Gòn. Ngày 9-11-2020, tôi bị cảnh sát giao thông thổi phạt lỗi đổ xe nơi có biển “cấm dừng xe và đổ xe” quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019. Qua đó, Cảnh sát Giao thông tạm giữ giấy phép lái xe B2 của tôi để chờ xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng, ngày hẹn được ghi trong biên bản là ngày 16-11-2020. Tôi được biết trong thời gian chờ xử lý vi phạm hành chính thì biên bản hẹn (16-11-2020) sẽ thay thế cho giấy phép lái xe. Đây cũng không phải là lỗi bị trước giấy phép lái xe. Ngày 10-11-2020, tôi điều khiển xe ô tô bị va quẹt trầy mốp phần cửa, vè, cảng sau. Tôi có đưa ra biên bản hẹn (16-11-2020) để thay thế Giấy phép lái xe, nhưng bên bảo hiểm không đồng ý vì cho rằng: “Lái xe tại thời điểm xảy ra tổn thất không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp với các loại xe ô tô bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn thì được coi là không có giấy phép lái xe”. Theo tôi được biết, luật sư giải thích. Theo Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt có quy định: “Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.” Như vậy, chiếu theo quy định nêu trên thì người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có Giấy phép lái xe là trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trong thời hạn chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Thực tế điều này hầu hết ai cũng biết. Cụ thể đối trường hợp của tôi, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe của tôi quy định là bao nhiêu ngày sẽ được trả lại thì trong thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe tôi vẫn có thể điều khiển phương tiện giao thông vì biên bản hẹn giải quyết hành vi vi phạm hành chính của tôi có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Nếu sau thời hạn đó (16-11-2020) mà tôi vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm của mình mà tôi vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì tôi sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe. Tuy nhiên, bên bảo cho rằng: “Lái xe tại thời điểm xảy ra tổn thất không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp với các loại xe ô tô bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn thì được coi là không có giấy phép lái xe”. Xin cho tôi hỏi, bên bảo hiểm trả lời như thế và không đồng ý bảo hiểm cho xe tôi là đúng hay không? Tôi phải tiếp tục làm gì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình? Rất mong sớm nhận được trả lời của Cục Quản lý Giám sát Bảo Hiểm để tôi thực hiện các bước thủ tục tiếp theo. Trân trọng. TP.HCM ngày 14-11-2020. NGƯỜI VIẾT TRẦN VĂN
27/11/2020
Trả lời:

          - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

- Theo quy định tại Khoản 6 Khoản 7 Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012:

“6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012:

“1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.

- Theo quy định tại Khoản 2 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019:

“.....Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Quy tắc bảo hiểm vật chất xe ô tô ban hành kèm Công văn số 14571/BTC-QLBH ngày 22/11/2018 của Bộ Tài chính chấp thuận cho VNI về loại trừ bảo hiểm:

“Người điều khiển xe tại thời điểm xảy ra tổn thất không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe ô tô bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe”.

  
Gửi phản hồi: