a. Do thông tin độc giả cung cấp chưa nêu rõ đơn vị độc giả đang công tác hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp nào? Vì vậy, Bộ Tài chính không có cơ sở để trả lời cụ thể.
- Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là Nghị định khung quy định các vấn đề chung và giao các Bộ ban hành Nghị định lĩnh vực. Do đó, không có đơn vị sự nghiệp công lập được giao chủ trì theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 như độc giả nêu.
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động thuộc lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì việc xác định mức tự chủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 14/02/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ thì việc xác định mức tự chủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ Tài chính quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo; dạy nghề; văn hóa thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Khoản 2, Điều 24 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) cho đến khi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực trên được ban hành và có hiệu lực thi hành.
b. Về việc xác định tổng chi thường xuyên của đơn vị để làm cơ sở phân loại đơn vị sự nghiệp công lập:
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động thuộc lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, việc xác định tổng chi thường xuyên của đơn vị để làm cơ sở phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 145/2017/TT-BTC:
Điều 5. Phân loại mức độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
2. Nội dung chi thường xuyên
a) Chi tiền lương cho cán bộ, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Chi hoạt động chuyên môn cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;
c) Chi quản lý;
d) Chi thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ;
đ) Chi trích khấu hao tài sản cố định theo quy định;
e) Chi thường xuyên khác (nếu có).
3. Phương thức xác định mức độ tự chủ tài chính
a) Cách xác định mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên:
Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%) = (Tổng nguồn tài chính chi thường xuyên/Tổng số chi thường xuyên) x 100%.
Trong đó:
- Tổng nguồn tài chính chi thường xuyên là các nguồn tài chính tại Điểm a, b, d, đ Khoản 1 Điều này.
- Tổng số chi thường xuyên là các nội dung chi thường xuyên tại Khoản 2 Điều này.
- Tổng nguồn tài chính chi thường xuyên và tổng số chi thường xuyên được tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ quy định trên, tổng số chi thường xuyên để xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên là toàn bộ các nội dung chi thường xuyên theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 145/2017/TT-BTC, chưa tính trừ 40% kinh phí trích lập để tạo nguồn cải cách tiền lương.
Bộ Tài chính trả lời để độc giả được biết và thực hiện theo quy định của pháp luật.