Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính Hiện nay về quy định xử lý ngân sách liên quan đến chuyển nguồn đã có TT 342/2016/TT-BTC và Công văn 17304/BTC-KBNN. Về cơ bản các nội dung hướng dẫn rất chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế có vấn đề khi thực hiện tôi chưa hiểu hết như sau: Ví dụ: (1) Ngân sách các cấp trong năm bố trí dự phòng ngân sách 1tỷ, trong năm đã sử dụng hết 200triệu đồng, số còn lại 800 triệu đồng có chuyển nguồn hay không; (2) Trong năm ngân sách cấp Quận hoặc huyện tăng thu 1 tỷ (tăng thu đối với các khoản thu 100% và thu phân chia theo phân cấp, không kể các khoản thu để lại quản lý chi qua ngân sách, thu chuyển nguồn, thu chuyển giao....). Theo điểm g, mục 1, Công văn 17304/BTC-KBNN cấp Quận phải chuyển nguồn 100% là 1 tỷ đồng. Vậy Theo điều 30 Luật NSNN 2015 sau khi chuyển nguồn chi ở 2017 qua thu ở 2018. Số tiền 1 tỷ đồng UBND Quận trình thường trực HĐND thống nhất sử dụng 50% là 0,5 tỷ đồng để làm nguồn CCTL trong năm 2018; phần còn lại 50% chi vào nhiệm vụ gì do UBND Quận trình thường trực Hội đồng nhân dân quận quyết định có đúng không (ở đây là trình thường trực HĐND cấp quận, huyện hay phải trình cuộc họp HĐND gần nhất) (3) Tương tự như mục (2) nhưng nếu là ngân sách cấp xã thì xử lý như thế nào (4) Kinh phí mục tiêu UBND Quận, huyện nhận từ Sở Tài chính bao gồm cả kinh phí trợ cấp có mục tiêu nay từ khâu dự toán đầu năm và kinh phí mục tiêu bổ sung trong năm: Trường hợp 1: Trong năm nhận từ Sở Tài chính 2 tỷ; Quận, huyện đã chi 1,5 tỷ; còn lại 0,5 tỷ chưa chi thì phải chuyển nguồn sang năm 2018 để chi tiếp? Trường hợp 2: Trong năm nhận từ Sở Tài chính 2 tỷ; Quận, huyện đã chi 1,5 tỷ; còn lại 0,5 tỷ hết nhiệm vụ chi thì có phải chuyển nguồn sang năm 2018 để nộp trả ngân sách Tỉnh không ?. Nếu không chuyển nguồn thì tồn quỹ ngân sách Quận, huyện. Sau đó dùng phần kết dư để nộp trả ngân sách tỉnh theo tôi không ổn. (5) Hiện nay có quy định nào về thời hạn không được phép chuyển nguồn đối với kinh phí mục tiêu không?. (6) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước năm 2017 (bao gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương), thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2017 được kéo dài đến hết ngày 31/12/2018. Vậy ở đây khi kéo dài kế hoạch vốn đầu tư đủ điều kiện sang năm 2018 thì KBNN cấp Quận, huyện phải hạch toán chuyển nguồn sang năm 2018 ? Nếu không hạch toán chuyển nguồn thì tồn quỹ ở kết dư ngân sách dẫn đến nhầm tưởng là kết dư. (6) Năm nay theo Hướng dẫn khi chuyển nguồn Cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã) tổng hợp toàn bộ các khoản được chuyển nguồn và có văn bản gửi KBNN nơi giao dịch để hạch toán chi chuyển nguồn từ năm 2017 sang thu chuyển nguồn năm 2018 theo quy định. Theo tôi vì UBND các cấp là điều hành ngân sách mà Cơ quan tài chính (gồm Sở Tài chính, Phòng Tài chính - KH) chỉ có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước tôi thấy hơi ngại quá. Trân trọng
02/05/2018
Trả lời:

1. Về câu hỏi thứ nhất:

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật NSNN năm 2015, dự phòng ngân sách được sử dụng để:

a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;

b) Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;

c) Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.

- Số dự toán khoản dự phòng còn lại (800 triệu đồng) được coi như số tiết kiệm chi ngân sách. UBND lập phương án sử dụng trình thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN.

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 64 Luật NSNN, trường hợp phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi nêu tại Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN được thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện.

2. Về câu hỏi thứ hai

- Về việc chuyển nguồn số tăng thu của ngân sách cấp quận (huyện), số tiền 1 tỷ đồng:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN, UBND quận (huyện) lập phương án sử dụng số tăng thu nêu trên báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất. Trong đó, nội dung bổ sung nguồn cải cách tiền lương phải được thực hiện theo đúng chính sách về tạo lập nguồn cải cách tiền lương.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật NSNN, trường hợp số tăng thu nêu trên được thường trực Hội đồng nhân dân quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang năm sau thực hiện. 

3. Về câu hỏi thứ ba:

Cấp xã là một cấp ngân sách, vì vậy việc xử lý số tăng thu ngân sách cấp xã tương tự như xử lý số tăng thu ngân sách cấp quận, huyện nêu tại mục 2 nêu trên.

4. Về ý hỏi thứ tư:

- Về chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới: Khi sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại tiết đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

- Về việc chuyển nguồn kính phí còn lại 0,5 tỷ đồng chưa chi:

+ Nếu còn nhiệm vụ chi: Có thể vận dụng quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN. Theo đó, UBND trình thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cho phép tiếp tục chi theo mục tiêu, khi đó thực hiện chuyển nguồn sang năm sau để có nguồn thực hiện.

+ Nếu hết nhiệm vụ chi: Ngân sách cấp dưới phải hoàn trả về ngân sách cấp trên. Trong trường hợp chưa kịp hoàn trả ngân sách cấp trên thì thực hiện chuyển nguồn sang năm sau để có nguồn hoàn trả ngân sách cấp tr&eci...

Gửi phản hồi: