Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi là kế toán của một đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Nguồn thu chủ yếu của đơn vị là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Hiện nay, đơn vị tôi đã được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, tôi có thắc mắc về tiền ăn giữa ca như sau: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP: “a) Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c (phần được để lại chi thường xuyên để trang trải chi phí hoạt động thu phí) và điểm d khoản 1 Điều nàu, để chi thường xuyên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này;” Điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định như sau: “- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với các nội dung chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.” Đơn vị có tham khảo mức chi tiền ăn giữa ca theo Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước và Thông tư số 10/2012/BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ LĐTBXH, và quy định mức chi tiền ăn giữa ca trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị là 730.000 đồng/người/tháng. Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, đơn vị ghi nhận khoản chi tiền ăn giữa ca vào chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị có phù hợp không? Theo tôi, đối với các công ty, doanh nghiệp, khoản chi tiền ăn giữa ca được ghi nhận vào chi phí của công ty, doanh nghiệp. Thì đối với các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên, việc ghi nhận khoản chi tiền ăn giữa ca vào chi phí là hoàn toàn phù hợp và bình đẳng. Bởi vì, đơn vị sự nghiệp phải cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp đối với các hợp đồng dịch vụ, phải cạnh tranh để giữ người lao động giỏi, có năng lực, đóng góp lớn cho đơn vị, mà tiền ăn giữa ca là một nhu cầu cơ bản của người lao động dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Đây là lần thứ 2 tôi gửi câu hỏi này vì lần trước Quý Bộ chưa trả lời cho tôi được rõ. Kính mong Bộ Tài chính sớm trả lời, tôi xin chân thành cảm ơn.
27/03/2018
Trả lời:

1. Tại Điều 2 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

“Điều 2. Người nộp thuế

Người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này”

Tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ) quy định:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ các quy định nêu trên, tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp) có chi tiền ăn giữa ca cho người lao động nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật thì tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vì vậy, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải về tài chính (bao gồm các đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp) được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật (trong đó có cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước) là đối tượng áp dụng Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong...

Gửi phản hồi: