1. Về việc thành
lập Hội đồng
thẩm định giá để thẩm định giá bán thanh lý tài sản công.
Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 24
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1
Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024); khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 27
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017; Điều 31 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (được sửa đổi tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024) của Chính phủ
- Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán thành lập Hội đồng thẩm
định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp
thẩm định giá xác định giá để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm; Việc
sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy
định của pháp luật về giá.
- Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán
được thực hiện thông qua hình thức đấu giá hoặc hình thức niêm yết hoặc hình
thức chỉ định.
- Việc xác định giá khởi điểm (trong trường hợp
đấu giá), giá bán niêm yết, giá
bán chỉ định tài sản công thực hiện theo quy
định tại điểm b, điểm c
khoản 2 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (được sửa đổi tại
khoản 16 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024) của Chính phủ.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:
“Điều 156. Áp dụng
văn bản quy phạm pháp luật
2. Trong
trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn
đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Căn cứ quy định nêu trên thì việc thành lập Hội đồng thẩm
định giáđể thẩm định giá bán thanh lý tài sản công
theo các hình thức đấu giá, hình thức
niêm yết, hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2
Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (được sửa đổi tại khoản 16
Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024) của Chính phủ. Theo đó, việc
thành
lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước; việc sử dụng chứng thư
thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật
về giá.
2. Về cơ quan có
trách nhiệm xuất hóa đơn khi bán tài sản công theo hình thức thanh lý.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 23, khoản 8 Điều
24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (được sửa đổi tại khoản 15,
khoản 16 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024); khoản 7 Điều 26, khoản 5 Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ, cơ quan được giao
trách nhiệm tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định
này có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy
định.
3. Về việc nộp tiền
bán thanh lý tài sản công vào tài khoản tạm giữ.
- Tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công năm 2017 quy định:
“Điều 19. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản
công
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ
quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối
giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước
đối với tài sản công quy định tại Điều 16 của Luật này;
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại
tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.”
-
Tại khoản 29 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 (sửa đổi, bổ
sung khoản 1 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017) của Chính phủ
quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
29. Sửa
đổi khoản 1, khoản 4, khoản 6, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 12 Điều
36 như sau:
Điều 36. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại
cơ quan nhà nước
1. Toàn bộ số
tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước (trừ tiền thuê
đất hằng năm khi bán trụ sở làm việc) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho
bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau
đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định
tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công làm chủ
tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công của cơ quan nhà nước
thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.”
Căn
cứ quy định nêu trên, từ ngày 30/10/2024 (Nghị định số 114/2024/NĐ-CP có hiệu
lực thi hành), trường hợp xử lý tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ
quan trung ương thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công được
nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện
nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công làm chủ tài khoản.
Trường
hợp xử lý tài sản công của cơ quan thuộc Viện Kiểm sát nhân huyện Krông Nô,
tỉnh Đắk Nông thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công được nộp vào tài khoản tạm
giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định tại khoản 2 Điều
19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công làm chủ tài khoản. Việc xác định cơ quan
nào được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công của Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, đề nghị Quý độc giả liên hệ với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để
được hướng dẫn thực hiện.
Bộ Tài chính trả lời để độc giả Nguyễn Thị Thanh được biết./.