- Điều
3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy
định về nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ: 1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ
của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp
lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm (đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại
học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ). … 6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số
lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. …. 8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo
quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của
pháp luật.
- Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông
tư số 36/2018/TT-BTC quy định về mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên:
Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm
nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì số giờ giảng vượt
định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm
giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.
Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do
các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng
viên theo quy định.
- Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định: Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành,
địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ
Tài chính nghiên cứu, giải quyết. Vì vậy, nhằm
đảm bảo thống nhất với các văn bản trả lời của Liên Bộ về chế độ trả lương dạy
thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, đề nghị bạn đọc
gửi câu hỏi đến cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để được trả lời cụ thể.