1. Điều 7,8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức quy định:
“Điều 7. Đền bù chi
phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử
đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc
kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù
chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn
bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng
tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều
5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Điều 8. Chi
phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và
tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học,
không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại
các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ,
công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
b)
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị
định này, chi phí đền bù được tính theo công
thức sau:
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị
cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham
gia khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ
sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc
các khóa học) được tính bằng số
tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào
tạo được tính bằng số tháng làm tròn.”
2. Theo khoản 9 Điều 3
Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định về xây dựng và thực hiện
Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, như sau:
“+ Để chủ động sử dụng kinh phí
tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có
hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi
tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công theo nội dung hướng dẫn tại
Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này, làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao
động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi.
+ Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy
chế quản lý sử dụng tài sản công do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải
được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở
tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên
(đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc)
hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không
có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) để theo dõi, giám sát.
…
d) Khi xây dựng Quy chế chi tiêu
nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải
căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc
các tổ chức tương đương trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao
để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức hoặc chế độ khoán trong
Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Trường hợp Quy chế chi tiêu nội
bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm
quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách
nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù
hợp.
+ Thực hiện Quy chế chi tiêu nội
bộ, cơ quan phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định
(trừ các khoản kinh phí khoán theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 3 Thông tư
này).”
3. Về việc thẩm định quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị:
Khoản 3 Điều 11 Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
xử lý tài sản, tài chính
khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định:
“3. Quy chế chi tiêu nội bộ
cần được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị
và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên
trước khi ban hành;
Đối với các đơn vị sự nghiệp công có thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội
đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp),
đơn vị trình Hội đồng quản lý/Hội đồng trường thông qua dự thảo Quy chế chi
tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, có ý
kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các nội dung chi chưa phù hợp
với quy định của pháp luật;
Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, Thủ
trưởng đơn vị ký ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để triển khai thực hiện; đồng
thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám
sát thực hiện và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn
cứ kiểm soát chi.”
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị độc giả nghiên cứu, rà soát lại quy
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và thực hiện đúng theo quy định hiện hành.