1.
Điều 17 Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện:
“Điều 17. Đề án, tờ trình giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập
1. Nội dung đề án giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc
giải thể;
b) Phương
án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề
khác có liên quan;
c) Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và
các vấn đề khác liên quan (nếu có);
d) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện
phương án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
2. Nội dung tờ trình giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện như đối với tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công
lập quy định tại Điều 9 Nghị định này.”
2.
Điểm a, b Khoản 2 Điều 19 Thông tư 56/2022/T-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài
chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập quy định:
“a)
Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán
theo quy định của chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp công; xây dựng Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công trình cơ quan chủ quản
cấp trên phê duyệt, trong đó cần báo cáo cụ thể số dư bằng
tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen
thưởng, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ đặc thù,
Quỹ khác và đề xuất phương án xử lý các khoản tài chính, công nợ của đơn vị
theo nguyên tắc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa
vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc
Trọng tài. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của đơn vị theo thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ: Nợ người lao động;
nợ thuế; các khoản nợ khác;
b)
Đối với số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen
thưởng, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập/Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khác
theo quy định và số dư nguồn cải cách tiền lương, đơn vị thực hiện như
sau:
-
Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được sử dụng để bù đắp
các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công lập, phần còn lại chia cho người lao động đang làm việc theo số tháng
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (Trường hợp chưa tròn tháng
và có ngày lẻ thì số ngày lẻ từ 15 ngày trở lên được tính tròn 1 tháng,
dưới 15 ngày không được tính). Việc chi sốdư bằng
tiền của các Quỹ cho người lao động được hoàn thành trước thời điểm
giải thể đơn vị sự nghiệp công;
-
Số dư bằng tiền của Quỹ bổ sung thu nhập/Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được chia
cho người lao động đang làm việc theo Quy chế chi tiêu
nội bộ của đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 6 tháng lương thực hiện, phần
còn lại (nếu có) được sử dụng để trả các khoản công nợ của đơn vị (nếu có);
-
Số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp, các Quỹ khác theo quy định của pháp luật và số dư nguồn cải cách tiền
lương được sử dụng để trả các khoản công nợ của đơn vị
(nếu có);
-
Trong trường hợp đơn vị không còn các khoản công nợ phải trả, số dư bằng tiền
còn lại của các Quỹ sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại điểm
b khoản này được nộp vào ngân sách nhà nước.”
Trên
đây là câu trả lời của Bộ Tài chính để độc giả được biết.