1. Ngày
17/7/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 72/2017/BTC quy định về quản lý, sử
dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý
dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; theo đó tại khoản 1 Điều 1 quy định về phạm
vi điều chỉnh: “Thông tư này quy định về quản lý, sử
dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của
các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả các dự án sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
được cân đối
vào ngân sách nhà nước)”.
2. Ngày
08/12/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
108/2021/TT-BTC (Thông tư này
có hiệu lực từ 24/1/2022) quy định về quản lý, sử dụng các khoản
thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử
dụng vốn đầu tư công đã bãi bỏ Thông tư số 72/2017/BTC; theo đó, tại khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư quy
định vềphạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
“1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng
các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu
tư, ban quản lý dự án (BQLDA).
b) Việc quản lý, sử dụng các khoản thu,
chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Đối tượng áp dụng: Chủ đầu tư, BQLDA do
chủ đầu tư thành lập, BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực sử dụng vốn đầu tư công
được thành lập theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn,
quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công”.
Theo quy định nêu trên, nguồn vốn sự nghiệp
kinh tế của tỉnh để thực hiện công tác duy tu sửa chữa hạ tầng tại các khu công
nghiệp khu kinh tếkhông phải vốn đầu tư công
theo quy định tại Luật Đầu tư công; vì vậy, không thuộc phạm vi điều chỉnh tại
Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính.
4.
Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định
số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; theo
đó:
a) Tại Điều 11, Điều 12 Nghị định quy định tự chủ tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đâì tư (đơn vị nhóm 1)
và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2):
“Điều 11.
Nguồn tài chính của đơn vị
1. Nguồn ngân sách nhà nước
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt
động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp
luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị sự nghiệp công;
c) Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực
hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
3. Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp
công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy
định của pháp luật.
5. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
(nếu có).
Điều 12. Chi thường xuyên giao tự chủ
Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng
các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3
(phần được để lại để chi thường xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều
11 Nghị định này để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như
sau:
1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo
tiền lương
2. Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có
tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
4. Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo
quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ.
5. Trích lập các khoản dự phòng theo quy định
đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành
lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).
6. Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp
luật (nếu có).
7. Các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật (nếu có)”.
b) Tại Điều 15,
Điều 16 quy định tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 3)
“Điều 15. Nguồn tài chính của đơn vị
1. Nguồn ngân
sách nhà nước
2. Nguồn thu
hoạt động sự nghiệp
a) Thu từ hoạt
động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Thu từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá
nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;
c) Thu từ cho
thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý,
sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho
thuê tài sản công.
3. Nguồn thu phí
được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ
phí.
4. Nguồn vốn vay
của đơn vị; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Nguồn thu
khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 16. Chi
thường xuyên giao tự chủ
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng
nguồn tài chính quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3 (phần
được để lại để chi thường xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều 15
Nghị định này, đơn vị sự nghiệp công được tự chủ quyết định các nội dung chi
như sau:
1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo
tiền lương;
2. Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có
tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
4. Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc,
dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi cho các hoạt động
dịch vụ.
5. Trích lập các khoản dự phòng đối với các hoạt
động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết và dịch vụ khác theo quy định đối
với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập
các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).
6. Chi trả lãi tiền vay (nếu có).
7. Các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật (nếu có)”.
c) Tại Điều 19, Điều 20 quy định tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 4):
“Điều 19. Nguồn tài chính của đơn vị
1. Nguồn ngân sách nhà nước, gồm:
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công (nếu có).
3. Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của
pháp luật.
4. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
(nếu có).
Điều 20. Chi thường
xuyên giao tự chủ
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng
nguồn tài chính quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 19 Nghị định
này, đơn vị sự nghiệp công được tự chủ quyết định các nội dung chi như sau:
1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo
tiền lương
2. Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có
tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng
nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản
lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định.
4. Các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật (nếu có)”.
Do
thông tin độc giả cung cấp chưa nêu rõ đơn vị độc giả đang công tác thuộc loại
hình đơn vị tự chủ tài chính nào; do đó, căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp độc giả xác định nguồn thu từ hoạt
động quản lý dự án của đơn vị là nguồn hợp pháp theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ tự chủ của đơn vị, đề nghị thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.