Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ tài chính! Tôi là kế toán tại Viện Khoa học Lâm nghiêp Việt Nam, là tổ chức khoa học công nghệ công lập trong lĩnh vực lâm nghiệp. chúng tôi hoạt động theo giấy phép khoa học công nghệ và có thực hiện cung cấp cây giống lâm nghiệp, hạt giống cây lâm nghiệp theo đúng chức năng nhiệm vụ. Theo quy định tại khoản 2, điều 4, thông tư 2019/2018/TT-BTC"Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định." vậy trong trường hợp cơ quan tôi được cấp mã số thuế theo giấy chứng nhận đăng ký khoa học công nghệ chứ không có giấy đăng ký kinh doanh thì sản phẩm cây giống, hạt giống đơn vị thu hái, trồng hoặc nhập khẩu có phải là đối tượng không chịu thuế GTGT hay đối tượng phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%? Rất mong nhận được giải đáp từ Bộ Tài chính. xin trân trọng cảm ơn
19/08/2020
Trả lời:

-  Tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định:

“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.”

- Tại Điều 36 Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 quy định:

“Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;

b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông

nghiệp, ngành Thuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;

c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng; b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống;

c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;

d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.

…”

+ Tại Điều 22 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội (có hiệu lực thi hành từ từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 thay thế Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11) quy định:

“Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;

b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

- Tại Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2020) quy định chi tiết một số điều của Luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác:

“Điều 8. Quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và một số quy định chi tiết sau đây:

1. Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giốncây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin v ngun vật liệu nhân ging đã sử dụng, tiêu chun công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.

 

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp đơn vị của Độc giả đáp ứng các điều kiện của tổ chức sản xuất, buôn bán giống cây trồng theo quy định của pháp luật thì sản phẩm cây giống, hạt giống do đơn vị của Độc giả nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Đề nghị Độc giả căn cứ vào tình hình thực tế và đối chiếu với các quy định tại văn bản pháp luật nêu trên để thực hiện theo đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc về chính sách thuế, đề nghị Độc giả liên hệ cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp.

Gửi phản hồi: