Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính! Tôi có một vấn đề chưa rõ xin nhờ Bộ Tài chính hỗ trợ giúp đỡ. - Theo Điều 21 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định các khoản thu của đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (đối với các đơn vị có nguồn thu thấp) - Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định 1. Chi thường xuyên, gồm: a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; b) Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). Vậy, khi thẩm định nguồn kinh phí ngân sách cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp được ngân sách đảm bảo toàn bộ hoạt động là phần chênh lệch giữa tổng dự toán chi với nguồn thu hoạt động sự nghiệp (đối với các đơn vị có nguồn thu thấp). Ví dụ: Trường Trung học cơ sở A: 1. Tổng dự toán chi thường xuyên là 10.000 đồng (bao gồm: Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí: 100 triệu đồng và Chi cho các hoạt động dịch vụ là 100 triệu đồng. 2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (đã tính giảm trừ phần thực hiện tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định): 500 triệu đồng, trong đó thu học phí là 400 triệu đồng, thu từ cho thuê mặt bằng căn tin và bãi giữ xe: là 100 triệu đồng. Chênh lệch nguồn kinh phí ngân sách cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên cho Trường THCS A là: 9.500 triệu đồng (10.000 triệu đồng - 500 triệu đồng). Xin hỏi Bộ Tài chính giải đáp cách làm như trên có đúng quy định hay không? Chân thành cám ơn Bộ Tài chính
21/10/2020
Trả lời:

(i) Căn cứ Điều 1, 2 Mục II Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

“II. Về phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:

1. Các đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).

b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).

c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ(gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

2. Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

Mức tự bảo đảm chi phí           Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = -------------------------------------------- x 100 %          

        của đơn vị (%)            Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Trong đó:

- Tổng số nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại: điểm 1.2, khoản 1, Mục VIII; điểm 1.2, khoản 1, Mục IX của Thông tư này.

- Tổng số chi hoạt động thường xuyên theo quy định tại: điểm 2.1, khoản 2, Mục VIII; điểm 2.1, khoản 2, Mục IX của Thông tư này.

Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

b) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.

c) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.

- Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.”

Trường hợp Trường Trung học cơ sở A có tổng dự toán chi thường xuyên là 10.000 triệu đồng, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là 500 triệu đồng, như vậy:

Mức tự bảo đảm chi phí           Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên  = -------------------------------------------- x 100 %          

        của đơn vị (%)            Tổng số chi hoạt động thường xuyên

                                           500.000.000

                                      = ----------------------- = 5%

                              10.000.000.000

 

          Theo đó, mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của Trường THCS A là 5% nên Trường THCS A là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.

(i) Căn cứ Điều 1, 2 Mục IX Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

“IX. Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, thực hiện theo Mục 3 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:

1. Nguồn tài chính, thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:

1.1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

e) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).

g) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

h) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

i) Kinh phí khác (nếu có).

1.2. Nguồn thu sự nghiệp (nếu có); gồm:

a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước;

b) Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, hướng dẫn tại tiết b, điểm 1.2, khoản 1, Mục VIII của Thông tư này;

c) Thu khác.

1.3. Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật.

1.4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) .

2. Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, được hướng dẫn như sau:

2.1. Chi thường xuyên:

a) Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

b) Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí (nếu có),gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.

c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (nếu có), gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ.

          Theo đó, tổng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động bao gồm kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị (nếu có), nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật và nguồn khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Gửi phản hồi: