Kính
gửi: - Chi
hội Kế toán hành nghề Việt Nam; Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín.
Cục Thuế nhận
được Công văn số 277/2024/CV-VICA ngày 19/9/2024 của Chi hội Kế toán hành nghề
Việt Nam và Công văn đề ngày 17/7/2024 của Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế
Trọng Tín vướng mắc về việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế,
hóa đơn. Về vấn đề này, Cục Thuế có ý kiến như sau:
- Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:
“Điều 2. Giải
thích từ ngữ
6. Vi phạm hành chính nhiều
lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà
trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và
chưa hết thời hiệu xử lý.”
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
d)Chỉ
xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy
định.
Một
hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều
người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều
bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một
người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm
hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”
“Điều
4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính
1.
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây:
a)
Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi
vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối
tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh
và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình
thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng
lĩnh vực quản lý nhà nước;”
“Điều
10. Tình tiết tăng nặng
1.
Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
b) Vi phạm hành chính nhiều
lần; tái phạm;”
“Điều
23. Phạt tiền
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức
tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương
thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối
đa quy định tại Điều 24 của Luật này”
“Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh
vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy,
chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế
dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý
khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ,
cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và
bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế
toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa
chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
đ)
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược,
trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có
thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không
dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn
thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản;
in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế;
kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
quản lý vật liệu nổ; điện lực;”
“Điều
52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các
điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi
phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần
trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó…
2.
Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào
mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ
thể.”
“Điều
67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1.
Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà
bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó
quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.”
- Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 5/12/2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định:
“Điều
5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
3.
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
a)
Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu
trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp
xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ
sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy
định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
b)
Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của
nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi
chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã
thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi
phạm nhiều lần.
Trường
hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường
hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
c)
Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo
cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp
thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi
đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm
nhiều lần;
d)
Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa
đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không
bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.”
“Điều
7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức
phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1.
Hình thức xử phạt chính
b)
Phạt tiền
Phạt
tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với
cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.”
“Điều
6. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn
1.
Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
2.
Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc
số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc
giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm
hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật
Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được
xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm
l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
“Điều
35. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về
thuế, hóa đơn
1.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn của
những người được quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định này áp dụng đối với
một hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có
hành vi vi phạm thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn và hành vi tại Điều
19 Nghị định này thì thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt tổ
chức...”
1. Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định mức tiền phạt của một hành vi
vi phạm hành chính cụ thể do Chính phủ quy định nhưng khung tiền phạt cao nhất
không vượt quá mức tiền phạt tối đa theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy
định tại Điều 24 Luật này. Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa
đơn, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021) đã quy định cụ thể về hành vi vi
phạm hành chính và khung tiền phạt tương ứng với từng hành vi vi phạm. Trường
hợp người nộp thuế bị xử phạt nhiều hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế,
hóa đơn trong cùng một lần xử phạt thì chỉ ban hành một quyết định xử phạt để
quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của cá nhân, tổ
chức đó. Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung
tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Số tiền phạt tại quyết
định xử phạt vi phạm hành chính là tổng mức tiền phạt cụ thể của từng hành vi
vi phạm và không bị giới hạn bởi mức tiền phạt tối đa quy định tại điểm c, điểm
đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2020) nêu trên.
2.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy
định “vi phạm hành chính nhiều lần” là một tình tiết tăng nặng và được xem xét
áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi hành chính mà trước
đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết
thời hiệu xử lý. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định tình tiết
tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ áp dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính. Theo đó, trường hợp người nộp thuế thực hiện nhiều hành vi vi
phạm hành chính giống nhau và bị xử phạt về từng hành vi vi phạm thì từ hành vi
thứ hai trở đi được xác định là trường hợp vi phạm hành chính có tình tiết tăng
nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Cục Thuế trả lời để quý đơn vị được biết./.