Tại Điều 3 Thông tư số 11/2023/TT-BTC ngày
09/02/2023 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng
quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số
120/2020/NĐ-CP, cụ thể:
“1.
Nguyên tắc thành lập
a)
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành
lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị;
b)
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và quy định của pháp luật chuyên
ngành, trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2.
Điều kiện thành lập
Các
đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều này được Nhà nước giao vốn,
tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp
luật.”
Tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 11/2023/TT-BTC
ngày 09/02/2023 của Bộ Tài chính quy định “Mức
thù lao, phụ cấp của các thành viên Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của
đơn vị sự nghiệp công lập quy đinh về chi thường xuyên giao tự chủ đối với chi
hoạt động chuyên môn, chi quản lý tại đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên (đơn vị sự nghiệp nhóm 2) như sau: “Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn
tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thủ trưởng
đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình”.
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập đủ
điều kiện thành lập hội đồng quản lý thực hiện theo quy định trên.