Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày
19/10/2020 của Chính phủ quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“…
10. Hủy hóa đơn, chứng từ là làm cho
hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng.
…”
Tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
ngày 13/06/2019 của Quốc hội quy định:
“Điều
47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế:
1.
Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót
thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan
thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi
cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra
thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai
bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.
3. Sau
khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý
về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ
sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
a)
Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm
tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền
thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối
với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
b)
Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ
sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ,
tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải
quyết khiếu nại về thuế.
4. Hồ sơ khai bổ sung hồ
sơ khai thuế bao gồm:
a) Tờ khai bổ sung;
b) Bản giải trình khai
bổ sung và các tài liệu có liên quan.
…”
Tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
của Chính phủ quy định:
“Điều 7. Hồ sơ khai thuế
…
4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng
hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo
mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp
khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình
khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ
sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của
tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai
quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì
chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm....
b) Người nộp
thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân
sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số
tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu
có)...”
Căn cứ quy định nêu trên và nội dung câu hỏi của độc
giả. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện hủy hóa đơn trên phần mềm tạo lập hóa
đơn điện tử và đã hoàn thành thủ tục hủy hóa đơn theo quy định thì hóa đơn đó
không có giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được.
Bên mua và bên bán căn cứ vào hóa đơn đã bị hủy thực
hiện kê khai điều chỉnh bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 47 Luật
Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7
Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn để độc giả biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có
điều gì vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (phòng
Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế - Số điện thoại: 0222.3822347) để được
hướng dẫn và giải đáp./.