Hỏi: |
a) Quy định pháp luật liên quan đến việc hoàn trả ngân sách cấp trên:
Điểm đ khoản 1 Điều 50, Luật NSNN quy định: “Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó”;
Khoản 8 Điều 65, Luật NSNN quy định: “Những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách”.
Điểm đ khoản 2 Điều 9 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định: “Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ sung có mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định. Trường hợp ngân sách cấp dưới sử dụng không đúng mục tiêu hoặc sử dụng không hết, phải hoàn trả ngân sách cấp trên”.
Như vậy, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn đã quy định rất rõ ràng số bổ sung có sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP sử dụng không đúng mục tiêu hoặc sử dụng không hết phải hoàn trả NSTW (không phân biệt là vốn chi đầu tư phát triển hay kinh phí chi thường xuyên).
b) Quy định về thủ tục hoàn trả kinh phí:
Theo quy định tại Thông tư số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN quy định: trong trường hợp hoàn trả NSTW kinh phí bổ sung có mục tiêu, Sở Tài chính lập và gửi KBNN nơi giao dịch Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên (Mẫu C2 – 05b/NS) ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BTC. KBNN nơi giao dịch trích tài khoản chi chuyển giao hoặc giảm thu chuyển giao theo đề nghị trên chứng từ của Sở Tài chính và thực hiện hạch toán theo quy định.
c) Về thẩm quyền quyết định việc việc nộp trả NSTW kinh phí bổ sung có mục tiêu không sử dụng hết:
Tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 30 của Luật NSNN quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp: “1. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: ...c) Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới; 2. Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: ...c) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu;...4.Quyết định chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NSĐP; 5 Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết”;
Khoản 3 Điều 52 Luật NSNN về điều chỉnh dự toán NSNN quy định: “3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này; c) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.”.
Tại điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh: “Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ các quy định nêu trên, thẩm quyền hoàn trả kinh phí bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP không sử dụng hết do hết nhiệm vụ chi (bao gồm cả vốn đầu tư công) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
d) Về cơ quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định việc nộp trả NSTW:
Tại khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định UBND tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: “Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh”. Do đó, việc giao cơ quan chủ trì tham mưu (Sở KH&ĐT hay Sở Tài chính) trình Chủ tịch UBND ban hành Quyết định về việc nộp trả NSTW sau khi đã có ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp kinh phí bổ sung không sử dụng hết là do UBND tỉnh quy định.