Hỏi: |
- Điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định: “Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ),... để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương...”
- Điểm d Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022 quy định: “+ Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định)”
Khoản 1, Điều 13 (Quản lý và sử dụng học phí) Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định “Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật”
Như vậy, cùng với ngoài 40% số thu được để lại từ các khoản thu dịch vụ khác, các hoạt động liên doanh liên kết (phần chênh lệch thu – chi còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước) thì theo Điều 13 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP các đơn vị SNCL tiếp tục dành 40% số thu học phí để lại đơn vị SNCL để thực hiện CCTL; nguồn 40% này chỉ dành để thực hiện CCTL, không hòa chung vào các nguồn kinh phí hoạt động khác, không bị điều chỉnh theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Việc sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu chi học phí được hiểu là sau khi xác định được chênh lệch thu – chi học phí và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo chế độ quy định, đơn vị được trích tối thiểu 40% số chênh lệch còn lại để tạo nguồn cải cách tiền lương tại đơn vị.