Hỏi: |
Trả lời phiếu câu hỏi số 160724-15, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Tại điểm e khoản 1 Điều 37 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:
e) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”
Tại điểm b khoản 1 Điều 47 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định một trong những khoản được phản ánh vào Tài khoản 242 - Chi phí trả trước là:
“Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;…”
Căn cứ vào các quy định nêu trên, chỉ có chi phí đào tạo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập thì mới thực hiện hạch toán vào chi phí trả trước với thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm còn trường hợp các chi phí đào tạo phát sinh sau khi doanh nghiệp đã thành lập thì sẽ ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, do nội dung câu hỏi không nêu rõ chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lập trình viên phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập hay không nên Bộ Tài chính chưa có cơ sở trả lời cụ thể.
Theo đó, đề nghị Quý độc giả căn cứ vào trường hợp cụ thể của doanh nghiệp mình để hạch toán khoản chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lập trình viên cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Đề nghị Quý độc giả nghiên cứu và thực hiện./.