Hỏi:
Kính gửi: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính Tôi tên là: Nguyễn Hùng Cường Sinh năm 1987 - Là người được ủy quyền Giải quyết quyền lợi bảo hiểm liên quan đến Sự kiện tử vong của Người được bảo hiểm Đào Việt Hoàng – Tham gia Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ số 2872539901 ngày 27/10/2023 với Công ty TNHH Manulife (Việt Nam). - Anh Đào Việt Hoàng bị tử vong vào ngày 14/12/2023 với chẩn đoán “Ngưng tim chưa rõ nguyên nhân” từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. - Hồ sơ giải quyết quyền lợi bảo hiểm của Anh Đào Việt Hoàng được tôi cùng phối hợp với gia đình anh Đào Việt Hoàng tiến hành nộp về Công ty Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) từ tháng 02/2024. Qua quá trình bổ sung giấy tờ hồ sơ liên quan cũng như quá trình công ty Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) liên hệ giải quyết với Các cơ sở y tế, Cơ quan công an và các bên có liên quan, đến nay đã 06 tháng trôi qua, phía Công ty Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) vẫn chưa có văn bản trả lời Kết quả cuối cùng về hồ sơ giải quyết quyền lợi bảo hiểm nói trên. - Trong quá trình giải quyết yêu cầu bảo hiểm, tôi đã cung cấp toàn bộ các hồ sơ liên quan đến sự việc tử vong của anh Đào Việt Hoàng. Đồng thời được biết anh Đào Việt Hoàng có tham gia thêm 01 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai -ichi Việt Nam và đến nay đã được Công ty Dai-ichi chi trả tiền bảo hiểm. - Nhận thấy phía công ty Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) không có thiện chí trong việc Giải quyết quyền lợi bảo hiểm của Anh Đào Việt Hoàng, cụ thể là tôi chỉ nhận được thông báo bổ sung hồ sơ từ 01 cá nhân xưng là đại điện cho bộ phận Giải quyết quyền lợi bảo hiểm của công ty Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) chứ không có bất kì văn bản nào nêu rõ/thỏa thuận rõ về quy trình bổ sung hồ sơ chứng từ/thời hạn giải quyết quyền lợi bảo hiểm. - Qua mail này, tôi và gia đình anh Đào Việt Hoàng khẩn cầu Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính giúp đỡ về hồ sơ Giải quyết quyền lợi bảo hiểm của Anh Đào Việt Hoàng. Hoàn cảnh gia đình Anh Đào Việt Hoàng còn bố mẹ già yếu, vợ trẻ cùng 02 con thơ, thật sự rất khó khăn và mong chờ nhận được phần bù đắp từ quyền lợi bảo hiểm của Anh Đào Việt Hoàng khi tham gia bảo hiểm. Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính. Mọi thông tin phản hồi xin gửi vào địa chỉ mail: cuongnh7787@gmail.com hoặc số điện thoại: 0904368286 Trân trọng!
13/12/2024
Trả lời:

Trên cơ sở quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

- Khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm như sau:

“16.Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi môphải bồi thường,trả tiềnbảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

"Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

- Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định phương thức giải quyết tranh chấp như sau:

“Điều 32. Phương thức giải quyết tranh chấp

Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.”

 

Bộ Tài chính đã có văn bản chuyển nội dung phản ánh của ông Nguyễn Hùng Cường đến Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) để xem xét, giải quyết. Đề nghị ông phối hợp với Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) để giải quyết theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và quy định pháp luật có liên quan./.