Australia: Doanh thu từ khai thác và xuất khẩu năng lượng dự báo cao kỷ lục

Australia: Doanh thu từ khai thác và xuất khẩu năng lượng dự báo cao kỷ lục 06/07/2022 16:13:00 268

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Australia: Doanh thu từ khai thác và xuất khẩu năng lượng dự báo cao kỷ lục

06/07/2022 16:13:00

(Bnews.vn) Doanh thu từ khai thác và xuất khẩu năng lượng của Australia được dự báo sẽ tăng 3%, lên mức kỷ lục 419 tỷ AUD (286 tỷ USD) trong tài khóa 2022 - 2023 (kết thúc vào tháng 6/2023).

Doanh thu từ khai thác và xuất khẩu năng lượng của Australia có thể cao kỷ lục. Ảnh: The Guardian

Ước tính này được đưa ra dựa trên giá than và khí đốt tăng cao sau cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine đã khiến giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và giá than tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, củng cố doanh thu kỷ lục cho mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba của Australia.

Trong báo cáo tài nguyên và năng lượng hàng quý, Bộ Công nghiệp Australia cho biết: "Triển vọng giá của các mặt hàng năng lượng sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn so với dự báo trước đây, khi các quốc gia phương Tây đang tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung cấp năng lượng của Nga".

Tuy nhiên, Bộ này cũng lưu ý rằng, việc các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đồng loạt nâng lãi suất để chống lạm phát có thể làm tổn hại đến hoạt động kinh tế thế giới và từ đó làm giảm thu nhập từ xuất khẩu tài nguyên và năng lượng.

Kim ngạch xuất khẩu LNG của Australia được dự báo sẽ tăng 19%, lên 84 tỷ AUD trong  tài khóa 2022 -  2023, ngay cả khi lượng xuất khẩu dự kiến giảm 3%, do sản lượng giảm từ các mỏ khí đốt cung cấp cho các nhà máy LNG North West Shelf và Darwin.

Xuất khẩu than nhiệt được sử dụng trong sản xuất điện của Australia dự kiến sẽ tăng 15%, lên 44 tỷ AUD do giá than tăng mạnh và khối lượng tăng nhẹ, giữa bối cảnh than của Australia được coi là sự thay thế chính các loại than cao cấp hơn của Nga. Doanh thu từ than luyện kim được sử dụng trong sản xuất thép của Australia được dự báo sẽ tăng 3%, lên 60 tỷ AUD trong cùng kỳ.

Báo cáo của Bộ Công nghiệp cho biết, với việc tồn kho năng lượng ở Bắc bán cầu thấp hơn mức bình thường, bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung năng lượng nào cũng sẽ dẫn đến sự tăng giá, đồng thời cảnh báo rằng  sản lượng than của nước này có khả năng giảm do mưa lớn ở miền Đông Australia.

Bù lại lợi nhuận gia tăng từ LNG và than, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hàng đầu của Australia là quặng sắt dự kiến sẽ giảm 12% xuống 116 tỷ AUD trong tài khóa 2022-2023, với mức giá trung bình giảm từ 119 USD/tấn xuống còn 99 USD/tấn.

Minh Trang

https://bnews.vn/australia-doanh-thu-tu-khai-thac-va-xuat-khau-nang-luong-du-bao-cao-ky-luc/249991.html

Nợ doanh nghiệp ròng trên toàn cầu giảm xuống 8.150 tỷ USD

(TTXVN) Nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn cầu có xu hướng giảm vay vốn, nợ ròng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng 0,5% trong năm qua.

 

Nợ doanh nghiệp ròng trên toàn cầu giảm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo một nghiên cứu đối với 90 doanh nghiệp hàng đầu được công bố ngày 6/7, nợ doanh nghiệp ròng trên toàn cầu đã giảm 1,9%, xuống 8.150 tỷ USD trong năm qua, khi chi phí đi vay tăng đã làm giảm nhu cầu vay mới và dòng tiền mặt mạnh sau nhiều năm các điều kiện tiền tệ được nới lỏng giúp các doanh nghiệp hoàn trả các khoản vay.

Theo chỉ số nợ doanh nghiệp của Công ty Đầu tư Janus Henderson, số nợ được dự báo giảm 270 tỷ USD trong năm 2023, khi các doanh nghiệp có quan điểm bảo thủ hơn do lãi suất tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Dự báo này được đưa ra dự trên bản cân đối kế toán của các doanh nghiệp tính đến ngày 1/6.

Nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn cầu có xu hướng giảm vay vốn, nợ ròng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng 0,5% trong năm qua. Janus Henderson cho biết, việc có tỷ lệ lớn nguồn tài chính từ tiền đi vay có nghĩa chỉ 1/6 các doanh nghiệp Hoa Kỳ có tiền mặt ròng trong bản cân đối kế toán, so với con số 1/3 ở các nơi khác trên thế giới.

Các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động của đại dịch. Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang phục hồi và lạm phát tăng mạnh, các ngân hàng trung ương bắt đầu đảo ngược các biện pháp kích thích, với nguy cơ khiến nền kinh tế giảm tốc mạnh.

Giám đốc phụ trách danh mục đầu tư thu nhập cố định của Janus Henderson, Seth Meyer, cho rằng, các doanh nghiệp sẽ sử dụng dòng tiền mặt để tiếp tục giảm đi vay.

Lê Minh

Các tin khác

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%