Nguyễn Quang Thái - Bùi Trinh
Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam
Trung Quốc là quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, có chung đường biên giới 1.281 km với Việt Nam. Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại và Trung Quốc luôn có thặng dư thương mại. Tình trạng này ngày càng trầm trọng, nếu năm 2010 Việt Nam nhập siêu 12,5 tỷ USD từ Trung Quốc thì đến năm 2018 nhập siêu từ Trung Quốc là 24 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm 2019 thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 24 tỷ USD. Bài nghiên cứu phân tích làm rõ sự khác biệt về cấu trúc kinh tế của hai nước đã dẫn tới những hệ quả khác nhau trong hiệu quả của nền kinh tế mỗi nước và các hệ lụy.
Từ khóa: Luồng thương mại, bảng I/O liên quốc gia, thâm hụt thương mại, thặng dư thương mại.
China - the worlds’ second largest economy shares a border of 1,281 km with Vietnam. In the trading relationship between these two countries, Vietnam always has a trade deficit while China always has a trade surplus and this situation is exacerbated. In 2010, Vietnam had a trade deficit of USD 12.5 billion from China. By 2018, it increased to USD 24 billion and in the first 9 months of 2019, it reached USD 24 billion. This research clarifies the differences in the economic structure of these two countries that have different results in economic efficiency of each country and following consequences.
Keywords: Trade flows, inter-country I/O board, trade deficits, trade surplus.
1. Giới thiệu
Bảng I/O liên quốc gia là sự liên kết các bảng I/O của các quốc gia thông qua giao dịch thương mại giữa hai nước nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao dich thương mại.
Trong bảng I/O quốc gia, theo cách hiểu cơ bản nhất là sản xuất, giá trị tăng thêm, nhập khẩu... chịu ảnh hưởng của mối quan hệ liên ngành và nhu cầu cuối cùng. Mô hình I/O liên quốc gia nhằm mục đích đo lường sự biến động về sản xuất hoặc tiêu dùng của quốc gia này đối với sản xuất và thu nhập của quốc gia khác. Những ảnh hưởng về sản lượng của một quốc gia bao gồm:
(i) Ảnh hưởng số nhân: Là ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp gây nên bởi nhu cầu cuối cùng các sản phẩm được sản xuất tại quốc gia đó.
(ii) Ảnh hưởng ngược liên quốc gia: Là ảnh hưởng về sản xuất của quốc gia A tạo nên trong quá trình sản xuất của quốc gia B sử dụng sản phẩm của quốc gia A làm chi phí đầu vào.
(iii) Ảnh hưởng tràn: Là nhu cầu về nhập khẩu của quốc gia A về sản phẩm của quốc gia B được lan tỏa bởi nhu cầu cuối cùng của quốc gia A khi sử dụng chính sản phẩm của mình. Điều này có nghĩa là nhu cầu cuối cùng sản phẩm được sản xuất trong nước cũng kích thích hay kìm hãm sản xuất của nước khác có giao dịch ngoại thương. Khi nhu cầu cuối cùng tăng sẽ kéo theo sản xuất tăng từ đó kéo theo nhập khẩu, làm chi phí đầu vào tăng lên. Do đó, ngay cả khi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam vẫn tạo sự kích thích sản xuất của nước khác. Chẳng hạn sản xuất của Việt Nam sử dụng nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc làm chi phí đầu vào sẽ kích thích những ngành sản xuất ra sản phẩm đó ở Trung Quốc. Như vậy, sản lượng và giá trị tăng thêm của một quốc gia được tạo ra có thể do tiêu dùng cuối cùng của quốc gia khác. Theo Noguera (2012), giá trị gia tăng này được gọi là VAX-C. Bart Los Marcel P. Timmer (2018) đề xuất đo lường giá trị tăng thêm của nước A khi xuất khẩu sang nước B cho nhu cầu sản xuất được gọi là VAX-P. Tổng giá trị tăng thêm được tạo nên do quan hệ thương mại song phương VAX-D được Los et al. (2016) đề cập.
Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác liên quan đến dòng chảy thương mại như Bems et al. (2011, 2013). Nghiên cứu này phân rã giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của một quốc gia được tao ra bởi: (i) Nhu cầu cuối cùng nội địa1; (ii) Nhu cầu sản xuất của một quốc gia khác, sự lan tỏa này được hiểu khi quốc gia A sử dụng sản phẩm của quốc gia B cho nhu cầu cuối cùng sẽ dẫn đến kích thích sản xuất của quốc gia B, trong quá trình sản xuất quốc gia B sử dụng sản phẩm của quốc gia A làm chi phí trung gian sẽ kích thích ngược đến sản lượng của quốc gia A; (iii) Quốc gia B sử dụng sản phẩm của quốc gia A cho nhu cầu cuối cùng; (iv) Nước B sử dụng sản xuất trong nước của chính họ sẽ kéo theo sự thay đổi về sản xuất của chính nước B, khi nước B sử dụng sản phẩm của nước A làm chi phí đầu vào sẽ lan tỏa đến sản lượng của nước A.
Bảng I/O liên quốc gia có cấu trúc giống như bảng I/O liên vùng, nhưng trong khi bảng I/O liên vùng trong một quốc gia miêu tả luồng nội thương giữa vùng này với vùng khác thì bảng I/O liên quốc gia mô tả luồng ngoại thương giữa một quốc gia với quốc gia khác. Hệ thống I/O của Leontief đã được phát triển thành mô hình I/O liên vùng (hoặc liên quốc gia) bởi Isard (1951); ý tưởng về mô hình I/O liên khu vực đã được phát triển bởi Richardson (1972) và Miyazawa (1976). Mô hình I/O liên khu vực không chỉ mô tả mối quan hệ liên ngành, mà còn mô tả mối quan hệ liên vùng thông qua các luồng thương mại giữa vùng này với vùng khác (bên ngoài). Mô hình liên khu vực được hoàn thiện bởi Chenery-Moses (còn được gọi là mô hình Chenery-Moses) và Miller-Blair (1985).
2. Nguồn số liệu
Nghiên cứu này sử dụng bảng I/O quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc năm 2015. Bảng I/O mới nhất của Trung Quốc là bảng I/O năm 20152 và bảng I/O mới nhất của Việt Nam là bảng năm 2012. Phương pháp dựa vào bảng I/O năm 2012, số liệu về điều tra doanh nghiệp năm 2015, số liệu về mức sống (VHLSS), số liệu về xuất - nhập khẩu và đầu tư của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Sau đó sử dụng phương pháp RAS để cân đối lại nguồn và sử dụng của bảng I/O (Lahr and de Mesnard, 2004; Miller and Blair, 2009; Trinh and Phong, 2013; Trinh, Phong, Quoc, 2018). Các bảng I/O của Việt Nam và Trung Quốc được chuyển về dạng phi cạnh tranh với véc tơ xuất - nhập khẩu song phương và xuất - nhập khẩu đi các nước khác.
Mô hình sử dụng kết quả khả sát 36 ngành, gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các sản phẩm và dịch vụ thủy sản (ngành số 1); khai khoáng (2); thực phẩm và thuốc lá (3); dệt may (4); quần áo dệt, giầy và mũ, da thuộc và các sản phẩm của nó (5); gỗ chế biến sản phẩm và đồ nội thất (6); in giấy và văn hóa thể thao và giáo dục (7); dầu mỏ, sản phẩm luyện cốc và các sản phẩm chế biến nhiên liệu hạt nhân (8); sản phẩm hóa chất (9); sản phẩm khoáng phi kim loại (10); sản phẩm kim loại (11); máy móc thiết bị điện (12); thiết bị vận tải (13); thiết bị truyền thông, máy tính và các thiết bị điện tử khác (14); sửa chữa các sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị (15); thiết bị đo đạc (16); máy móc, thiết bị chuyên dụng (17); sản phẩm sản xuất khác (18); sản xuất và cung cấp điện (19); sản xuất và cung cấp khí (20); sản xuất và cung cấp nước (21); phế liệu phế thải (22); xây dựng (23); bán buôn và bán lẻ (24); vận tải, kho bãi và dịch vụ bưu chính (25); lưu trú và ăn uống (26); chuyển giao thông tin, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (27); tài chính (28); bất động sản (29); cho thuê và kinh doanh dịch vụ (30); nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật (31); dịch vụ khác (32); giáo dục (33); y tế và công tác xã hội (34); văn hóa, thể thao và giải trí (35); hành chính công, an sinh xã hội và tổ chức xã hội (36).
Đơn vị tính thống nhất của bảng I/O của Việt Nam và Trung Quốc là triệu USD. Tỷ giá được quy đổi là tỷ giá bình quân năm 2015: 1 USD = 6,3597 yuan; 1 USD = 21.673 đồng.
3. Phương pháp
Phương pháp phân tích mô hình I/O liên quốc gia dựa trên ý tưởng của Miyazawa, Sonis, Hewing. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển. Phần trình bày phương pháp được thể hiện trong Phụ lục 1.
4. Một số phát hiện
So sánh một số chỉ số kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc dựa trên bảng I/O năm 2015 của 2 nước (Bảng 1) cho thấy, 100 đồng giá trị sản xuất của Trung Quốc có được 32 đồng giá trị tăng thêm, trong khi Việt Nam sản xuất ra 100 đồng giá trị sản xuất chỉ tạo ra 29 đồng giá trị tăng thêm. Tỷ lệ này cho thấy nền sản xuất của Việt Nam không hiệu quả bằng Trung Quốc hoặc là một nền kinh tế gia công sâu hơn Trung Quốc.
Tỷ lệ sản phẩm đầu vào là nhập khẩu trong chi phí trung gian của Việt Nam lớn hơn Trung Quốc (0,29 so với 0,08). Điều này cho thấy Trung Quốc sản xuất ra nhiều sản phẩm hỗ trợ tham gia vào chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, trong khi Việt Nam ngoài những sản phẩm đầu vào là dịch vụ, điện nước thì hầu như không có sản phẩm hỗ trợ tham gia vào chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, phản ánh lan tỏa từ cầu cuối cùng đến phía cung của Việt Nam thấp hơn so với lan tỏa đến nhập khẩu.
Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia trong sản xuất cũng có sự khác biệt khá lớn. Trong chi phí trung gian của Việt Nam có 8% đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc thì chi phí trung gian của Trung Quốc chỉ sử dụng 0,1% đầu vào là sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này phần nào cho thấy mức độ quan trọng tương đối của các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đối với nền sản xuất của Việt Nam là lớn hơn chiều ngược lại.
Xem xét về hệ số co giãn giữa lao động và vốn thông qua bảng cân đối liên ngành của hai nước cho thấy, Việt Nam cần một lượng vốn cao hơn Trung Quốc để tạo ra được tăng trưởng, nhưng một nghịch lý là tỷ lệ đầu tư so với tổng giá trị tăng thêm (GVA) của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc khá nhiều (22% so với 44%), nhưng tăng trưởng vẫn cao, không kém Trung Quốc bao nhiêu. Về tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015, mức tăng trưởng bình quân của Việt Nam khoảng 6,1% trong khi tăng trưởng bình quân của Trung Quốc trong giai đoạn này khoảng 7%. Qua đó cho thấy năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam cao hơn Trung Quốc. Phải chăng tăng trưởng của Việt Nam dựa khá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)?.
Xét về các yếu tố của cầu cuối cùng cho thấy, chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình ở Việt Nam chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị tăng thêm (GVA)3 cao hơn Trung Quốc 20 điểm phần trăm (56% so với 36%), bù lại chi tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc cao hơn Việt Nam 8 điểm phần trăm (14% và 6%). Tuy nhiên, tổng tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc trong GVA vẫn khá thấp so với Việt Nam (50% so với 62%), trong khi tỷ trọng xuất khẩu thuần trong GVA của Việt Nam thậm chí còn cao hơn Trung Quốc. Như vậy, để đạt được tăng trưởng, Trung Quốc phần lớn dựa vào vốn, theo đó tỷ trọng đầu tư trong GVA của Trung Quốc rất cao (khoảng 44% GVA), trong khi tỷ lệ này của Việt Nam chỉ là 22% GVA. Tình hình này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương nếu thu từ sở hữu gặp khó khăn và tiết kiệm luôn nhỏ hơn đầu tư.
Bảng 1. So sánh thông qua một số chỉ tiêu tổng quát
Đơn vị: Lần
|
Việt Nam
|
Trung Quốc
|
Chi phí trung gian/Giá trị sản xuất
|
0,71
|
0,673
|
Giá trị thị trường/Giá trị sản xuất
|
0,29
|
0,327
|
Tỷ lệ nhập khẩu trong chi phí trung gian
|
0,289
|
0,076
|
Tỷ lệ sử dụng sản phẩm của nhau trong chi phí trung gian
|
0,084
|
0,001
|
Hệ số co giãn của lao động
|
0,77
|
0,69
|
Hệ số co giãn của vốn
|
0,23
|
0,31
|
Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của hộ/GVA
|
0,56
|
0,36
|
Tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ/GVA
|
0,06
|
0,14
|
Tiêu dùng cuối cùng/GVA
|
0,62
|
0,5
|
Đầu tư/GVA
|
0,22
|
0,44
|
Xuất khẩu thuần/GVA
|
0,01
|
0,02
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015
Ảnh hưởng từ cầu cuối cùng đến giá trị sản xuất của Trung Quốc cao hơn Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu cuối cùng của Việt Nam kích thích đến giá trị sản xuất của Trung Quốc cao hơn nhu cầu cuối cùng của Trung Quốc kích thích đến sản xuất của Việt Nam khá nhiều. Một triệu USD tăng lên của nhu cầu cuối cùng của Việt Nam tạo ra 318 nghìn USD giá trị sản xuất của Trung Quốc, trong khi một triệu đồng tăng lên của nhu cầu cuối cùng của Trung Quốc chỉ tạo ra 3 USD giá trị sản xuất của Việt Nam.
Bảng 2. Phân ra các ảnh hưởng từ cầu cuối cùng đến sản lượng
của hai quốc gia
|
Việt Nam
|
Trung Quốc
|
Tổng nhu cầu về sản lượng cho một đơn vị tăng lên của cầu cuối cùng (BL)
|
2,337
|
2,651
|
Trong đó:
|
Lan tỏa số nhân
|
2,019
|
2,648
|
Lan tỏa do sản xuất của nước đối tác
|
0,0004
|
0,0005
|
Lan tỏa đến nước đối tác
|
0,318
|
0,003
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc2015
Bảng 3 cho thấy: (i) Cầu cuối cùng của Trung Quốc lan tỏa đến giá trị tăng thêm của Trung Quốc cao hơn cầu cuối cùng của Việt Nam lan tỏa đến giá trị tăng thêm của Việt Nam là 48%; (ii) Sản xuất của Việt Nam lan tỏa đến giá trị tăng thêm của Trung Quốc cao hơn sản xuất của Trung Quốc lan tỏa đến giá trị tăng thêm của Việt Nam 115 lần.
Bảng 3. Giá trị tăng thêm của mỗi quốc gia được lan tỏa
bởi cầu cuối cùngvà sản xuất của nước khác
|
Giá trị tăng thêm
|
|
Việt Nam
|
Trung Quốc
|
Lan tỏa bởi cầu cuối cùng
|
0,585
|
0,865
|
Lan tỏa bởi sản xuất của nước khác
|
0,001
|
0,104
|
Tổng giá trị tăng thêm
|
0,586
|
0,969
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015
Bảng 4 phân rã trong tổng ảnh hưởng của một đơn vị tăng thêm của cầu cuối cùng của một vùng lan tỏa đến đầu vào của mỗi quốc gia, trong đó phân tích chỉ rõ bao nhiêu do cầu cuối cùng của quốc gia A kích thích đến đầu ra nội tại của quốc gia đó? bao nhiêu do sản xuất của quốc gia B kích thích đến đầu ra của quốc gia A? bao nhiêu cầu cuối cùng của quốc gia A nhưng lại kích thích đầu ra của quốc gia B. Bên cạnh đó, Bảng 4 cũng chỉ rõ, một đơn vị cầu cuối cùng kích thích sản xuất của 19 ngành trong 36 ngành được khảo sát của mô hình, bao gồm các ngành số 1, 3 - 15, 18, 23, 25, 26, 27 cao hơn mức bình quân chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, xét về mức độ lan tỏa đến đầu ra trong nước của Việt Nam cho thấy, hầu hết các ngành sản xuất vật chất có mức lan tỏa cao đến đầu ra là do lan tỏa của cầu cuối cùng đến đầu ra nội tại. Ngoài ra, cầu cuối cùng của các ngành dịch vụ tuy không lan tỏa nhiều đến tổng đầu ra nhưng lan tỏa đến đầu ra của nội tại nền kinh tế như các ngành 24 - 28, 31, 32, 34, 35.
Bảng 4. Phân tích các yếu tố lan tỏa từ cầu cuối cùng của Việt Nam
|
Việt Nam
|
BL
|
Trong đó:
|
Trung bình của BL
|
Trong đó:
|
Ảnh hưởng số nhân
|
Ảnh hưởng ngược liên quốc gia
|
Ảnh hưởng tràn
|
Trung bình của ảnh hưởng số nhân
|
Trung bình của ảnh hưởng ngược liên quốc gia
|
Trung bình của ảnh hưởng tràn
|
Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các sản phẩm và dịch vụ thủy sản
|
2,298
|
2,116
|
0,0002
|
0,182
|
1,0396
|
1,2460
|
0,5261
|
0,6249
|
Khai khoáng
|
1,939
|
1,665
|
0,0002
|
0,273
|
0,8773
|
0,9808
|
0,5666
|
0,9398
|
Thực phẩm và thuốc lá
|
2,852
|
2,687
|
0,0002
|
0,166
|
1,2905
|
1,5821
|
0,4891
|
0,5696
|
Dệt may
|
2,689
|
1,906
|
0,0021
|
0,781
|
1,2166
|
1,1223
|
5,3640
|
2,6871
|
Quần áo dệt, giầy và mũ, da thuộc và các sản phẩm của nó
|
2,499
|
1,851
|
0,0017
|
0,646
|
1,1306
|
1,0902
|
4,4650
|
2,2220
|
Gỗ chế biến sản phẩm và đồ nội thất
|
2,838
|
2,634
|
0,0003
|
0,203
|
1,2840
|
1,5513
|
0,7068
|
0,6992
|
In giấy và các sản phẩm từ giấy
|
2,797
|
2,501
|
0,0004
|
0,296
|
1,2655
|
1,4727
|
1,0819
|
1,0179
|
Dầu mỏ, sản phẩm luyện cốc và các sản phẩm chế biến nhiên liệu hạt nhân
|
2,542
|
2,140
|
0,0003
|
0,402
|
1,1500
|
1,2600
|
0,8323
|
1,3821
|
Sản phẩm
hóa chất
|
2,324
|
2,066
|
0,0003
|
0,258
|
1,0514
|
1,2164
|
0,6685
|
0,8876
|
Sản phẩm khoáng phi kim loại
|
2,337
|
2,105
|
0,0002
|
0,232
|
1,0572
|
1,2395
|
0,5523
|
0,7970
|
Sản phẩm kim loại
|
2,416
|
1,902
|
0,0003
|
0,514
|
1,0932
|
1,1201
|
0,8890
|
1,7676
|
Máy móc thiết bị điện
|
2,373
|
1,938
|
0,0003
|
0,434
|
1,0735
|
1,1414
|
0,8201
|
1,4939
|
Thiết bị vận tải
|
2,652
|
2,150
|
0,0005
|
0,501
|
1,1997
|
1,2662
|
1,1658
|
1,7237
|
Thiết bị truyền thông, máy tính và các thiết bị điện tử khác
|
2,613
|
1501
|
0,0019
|
1,111
|
1,1825
|
0,8839
|
4,8819
|
3,8205
|
Sửa chữa các sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị
|
2,236
|
1,835
|
0,0004
|
0,400
|
1,0116
|
1,0809
|
0,9167
|
1,3761
|
Thiết bị đo đạc
|
2,063
|
1,710
|
0,0004
|
0,352
|
0,9333
|
1,0073
|
0,9805
|
1,2109
|
Máy móc, thiết bị chuyên dụng
|
2,036
|
1,556
|
0,0004
|
0,480
|
0,9214
|
0,9162
|
1,1450
|
1,6516
|
Sản phẩm sản xuất khác
|
2,325
|
1,926
|
0,0006
|
0,398
|
1,0519
|
1,1345
|
1,5044
|
1,3689
|
Sản xuất và cung cấp điện
|
1,682
|
1,502
|
0,0002
|
0,180
|
0,7611
|
0,8845
|
0,5345
|
0,6195
|
Sản xuất và cung cấp khí
|
1,558
|
1,393
|
0,0001
|
0,165
|
0,7048
|
0,8201
|
0,3001
|
0,5679
|
Sản xuất
và cung cấp nước
|
1,978
|
1,722
|
0,0003
|
0,255
|
0,8948
|
1,0142
|
0,7013
|
0,8784
|
Phế liệu, phế thải
|
1,978
|
1,722
|
0,0003
|
0,255
|
0,8948
|
1,0142
|
0,7013
|
0,8784
|
Xây dựng
|
2,448
|
2,120
|
0,0003
|
0,328
|
1,1078
|
1,2483
|
0,7175
|
1,1297
|
Bán buôn và bán lẻ
|
1,900
|
1,728
|
0,0002
|
0,172
|
0,8596
|
1,0174
|
0,5308
|
0,5920
|
Xây dựng
|
2,324
|
1,968
|
0,0003
|
0,355
|
1,0513
|
1,1588
|
0,8257
|
1,2229
|
Lưu trú và ăn uống
|
2,403
|
2,191
|
0,0003
|
0,213
|
1,0874
|
1,2900
|
0,6403
|
0,7311
|
Chuyển giao thông tin, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin
|
2,453
|
1,859
|
0,0010
|
0,594
|
1,1100
|
1,0946
|
2,5574
|
2,0425
|
Tài chính
|
1,831
|
1,744
|
0,0001
|
0,087
|
0,8285
|
1,0269
|
0,2869
|
0,3003
|
Bất động sản
|
1,711
|
1,601
|
0,0001
|
0,109
|
0,7741
|
0,9431
|
0,3085
|
0,3762
|
Cho thuê và kinh doanh dịch vụ
|
1,800
|
1,648
|
0,0002
|
0,152
|
0,8146
|
0,9706
|
0,5424
|
0,5228
|
Nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật
|
2,090
|
1,853
|
0,0003
|
0,236
|
0,9454
|
1,0914
|
0,7637
|
0,8119
|
Dịch vụ khác
|
2,131
|
1,929
|
0,0003
|
0,202
|
0,9641
|
1,1359
|
0,7352
|
0,6936
|
Giáo dục
|
1,663
|
1,543
|
0,0002
|
0,120
|
0,7524
|
0,9087
|
0,4045
|
0,4114
|
Y tế và công tác xã hội
|
1,995
|
1,764
|
0,0003
|
0,231
|
0,9028
|
1,0387
|
0,6588
|
0,7952
|
Văn hóa, thể thao
và giải trí
|
1,952
|
1,806
|
0,0002
|
0,146
|
0,8834
|
1,0637
|
0,5206
|
0,5020
|
Hành chính công, an sinh xã hội và tổ chức xã hội
|
1,841
|
1,642
|
0,0003
|
0,199
|
0,8331
|
0,9671
|
0,7144
|
0,6839
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015
Những ngành sản xuất trong nước của Việt Nam được kích thích (hưởng lợi) từ sản xuất của Trung Quốc bao gồm ngành số 4, 5, 7, 13, 14, 18, 19, 27. Những ngành này được hưởng lợi nhiều nhất so với mức bình quân chung, nhưng sản xuất của Trung Quốc kích thích đến đầu ra của Việt Nam rất thấp, nhu cầu trung gian của Trung Quốc tăng 1 triệu USD kích thích đầu ra của Việt Nam khoảng 400 USD, trong khi đó cầu cuối cùng của Việt Nam kích thích đầu ra của Trung Quốc khoảng 323 nghìn USD, chiếm 15% BL của Việt Nam. Nhu cầu cuối cùng về một số sản phẩm của Việt Nam lan tỏa rất mạnh đến sản xuất của Trung Quốc như ngành số 4, 5, 7, 9, 12, 13, 14 - 18, 23, 25.
Mặc dù một số ngành của hai nước kích thích lẫn nhau nhưng trọng số của sự lan tỏa từ sản xuất của Trung Quốc đến đầu ra của Việt Nam quá thấp so với cầu cuối cùng của Việt Nam lan tỏa đến đầu ra của Trung Quốc. Như vậy, nhu cầu cuối cùng của Việt Nam làm cho Trung Quốc được hưởng lợi rất nhiều. Một vấn đề đặt ra theo quan điểm của Keynes về kích thích tổng cầu cuối cùng (GDP) sẽ lan tỏa đến phía cung nhưng trong một nền kinh tế mà phía cung yếu kém, tăng cầu cuối cùng (GDP) không ảnh hưởng nhiều đến cung mà chỉ kích thích nước khác. Điều này hàm ý phải chăng thay vì chính sách quản lý cầu cần chú trọng đến phía cung, sự tập trung vào tăng GDP cũng cần xem lại.
Sản xuất của Việt Nam kích thích đầu ra của Trung Quốc lớn hơn sản xuất của Trung Quốc kích thích đầu ra của Việt Nam. Ngoài ra, cầu cuối cùng của Việt Nam lan tỏa đến đầu ra của Trung Quốc cao hơn cầu cuối cùng của Trung Quốc lan tỏa đến đầu ra của Việt Nam, tổng cầu cuối cùng của Việt Nam tăng 1 triệu USD thì kích thích sản lượng của Trung Quôc tăng 323 nghìn USD, trong khi tổng cầu cuối cùng của Trung Quốc tăng lên 1 triệu USD kích thích sản xuất của Việt Nam chỉ khoảng 3 nghìn USD.
Bảng 5. Phân tích các yếu tố lan tỏa từ cầu cuối cùng của Trung Quốc
|
Trung Quốc
|
BL
|
Trong đó:
|
Trung bình của BL
|
Trong đó:
|
Ảnh hưởng số nhân
|
Ảnh hưởng ngược liên quốc gia
|
Ảnh hưởng tràn
|
Trung bình của ảnh hưởng số nhân
|
Trung bình của ảnh hưởng ngược liên quốc gia
|
Trung bình của ảnh hưởng tràn
|
Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi
và các sản phẩm, dịch vụ thủy sản
|
1,997
|
1,994
|
0,000
|
0,003
|
0,7516
|
0,7515
|
0,3766
|
0,8987
|
Khai khoáng
|
2,645
|
2,643
|
0,000
|
0,002
|
0,9954
|
0,9960
|
0,5574
|
0,6258
|
Thực phẩm
và thuốc lá
|
2,717
|
2,709
|
0,001
|
0,007
|
1,0222
|
1,0210
|
0,7873
|
2,0363
|
Dệt may
|
3,149
|
3,137
|
0,002
|
0,009
|
1,1848
|
1,1822
|
2,9951
|
2,8642
|
Quần áo dệt, giầy và mũ, da thuộc và các sản phẩm của nó
|
3,044
|
3,029
|
0,004
|
0,012
|
1,1456
|
1,1416
|
4,4335
|
3,5589
|
Gỗ chế biến sản phẩm và đồ nội thất
|
3,111
|
3,096
|
0,002
|
0,013
|
1,1706
|
1,1668
|
1,9135
|
4,1365
|
In giấy và các sản phẩm từ giấy
|
3,163
|
3,159
|
0,001
|
0,004
|
1,1903
|
1,1903
|
1,0445
|
1,2385
|
Dầu mỏ, sản phẩm luyện cốc và các sản phẩm chế biến nhiên liệu hạt nhân
|
2,786
|
2,783
|
0,000
|
0,002
|
1,0483
|
1,0489
|
0,5553
|
0,6696
|
Sản phẩm hóa chất
|
3,214
|
3,210
|
0,001
|
0,003
|
1,2092
|
1,2097
|
0,6981
|
0,9415
|
Sản phẩm khoáng phi kim loại
|
3,134
|
3,131
|
0,001
|
0,002
|
1,1791
|
1,1798
|
0,6801
|
0,7550
|
Sản phẩm kim loại
|
3,302
|
3,299
|
0,000
|
0,002
|
1,2424
|
1,2434
|
0,5420
|
0,6119
|
Máy móc thiết bị điện
|
3,261
|
3,258
|
0,001
|
0,002
|
1,2270
|
1,2277
|
0,9786
|
0,7208
|
Thiết bị vận tải
|
3,175
|
3,172
|
0,001
|
0,002
|
1,1948
|
1,1954
|
0,9106
|
0,7694
|
Thiết bị truyền thông, máy tính và các
thiết bị điện tử khác
|
2,706
|
2,698
|
0,003
|
0,005
|
1,0181
|
1,0167
|
3,7997
|
1,5169
|
Sửa chữa các sản phẩm kim loại,
máy móc thiết bị
|
2,828
|
2,826
|
0,001
|
0,002
|
1,0642
|
1,0649
|
0,7816
|
0,5908
|
Thiết bị đo đạc
|
2,735
|
2,731
|
0,001
|
0,003
|
1,0293
|
1,0292
|
1,8232
|
0,9024
|
Máy móc, thiết bị chuyên dụng
|
3,136
|
3,133
|
0,001
|
0,002
|
1,1800
|
1,1807
|
0,9680
|
0,7037
|
Sản phẩm sản xuất khác
|
3,005
|
2,999
|
0,001
|
0,005
|
1,1306
|
1,1301
|
1,3371
|
1,4953
|
Sản xuất và cung cấp điện
|
3,040
|
3,038
|
0,000
|
0,002
|
1,1440
|
1,1450
|
0,4628
|
0,4650
|
Sản xuất và cung cấp khí
|
2,850
|
2,847
|
0,000
|
0,002
|
1,0723
|
1,0729
|
0,5564
|
0,6379
|
Sản xuất và cung cấp nước
|
2,612
|
2,610
|
0,000
|
0,002
|
0,9827
|
0,9834
|
0,4845
|
0,4963
|
Phế liệu phế thải
|
3,155
|
3,152
|
0,001
|
0,002
|
1,1873
|
1,1880
|
0,7320
|
0,7539
|
Xây dựng
|
3,147
|
3,144
|
0,001
|
0,003
|
1,1841
|
1,1846
|
0,6978
|
0,8614
|
Bán buôn và bán lẻ
|
1,827
|
1,826
|
0,000
|
0,001
|
0,6875
|
0,6881
|
0,2803
|
0,2414
|
Vận tải, kho bãi và dịch vụ bưu chính
|
2,491
|
2,489
|
0,000
|
0,002
|
0,9374
|
0,9381
|
0,4307
|
0,4695
|
Lưu trú và ăn uống
|
2,405
|
2,400
|
0,001
|
0,005
|
0,9049
|
0,9043
|
0,6272
|
1,4639
|
Chuyển giao thông tin, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin
|
2,127
|
2,125
|
0,001
|
0,002
|
0,8005
|
0,8007
|
1,0703
|
0,5493
|
Tài chính
|
1,742
|
1,741
|
0,000
|
0,001
|
0,6554
|
0,6560
|
0,2801
|
0,2704
|
Bất động sản
|
1,605
|
1,604
|
0,000
|
0,001
|
0,6039
|
0,6045
|
0,1929
|
0,1885
|
Cho thuê và kinh doanh dịch vụ
|
2,742
|
2,738
|
0,001
|
0,003
|
1,0316
|
1,0318
|
1,0519
|
0,8657
|
Nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật
|
2,518
|
2,515
|
0,001
|
0,002
|
0,9473
|
0,9477
|
0,9755
|
0,6304
|
Dịch vụ khác
|
2,167
|
2,164
|
0,001
|
0,002
|
0,8152
|
0,8155
|
0,6526
|
0,6044
|
Giáo dục
|
1,497
|
1,496
|
0,000
|
0,001
|
0,5631
|
0,5637
|
0,1644
|
0,2180
|
Y tế và công tác xã hội
|
2,541
|
2,539
|
0,000
|
0,002
|
0,9563
|
0,9568
|
0,5673
|
0,6385
|
Văn hóa, thể thao và giải trí
|
2,179
|
2,175
|
0,001
|
0,003
|
0,8200
|
0,8197
|
0,9113
|
0,9734
|
Hành chính công, an sinh xã hội và tổ chức xã hội
|
1,922
|
1,919
|
0,001
|
0,002
|
0,7231
|
0,7232
|
0,6799
|
0,6358
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015
Trong mô hình I/O liên vùng hoặc liên quốc gia, những sản phẩm của một quốc gia được chia ra cho nhu cầu cuối cùng nội địa (tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản và xuất khẩu cho các nước khác ngoài nước đối tác) và nhu cầu cuối cùng của nước đối tác. Bảng 6 cho thấy trong tổng giá trị sản xuất của Việt Nam là 85% được tạo ra bởi nhu cầu cuối cùng nội địa và 15% được tạo ra bởi nhu cầu cuối cùng của nước đối tác, trong khi đó giá trị sản xuất của Trung Quốc 99,9% được tạo ra do nhu cầu cuối cùng nội địa chỉ 0,1% do nhu cầu cuối cùng của Việt Nam.
Bảng 6. Các nhân tố của cầu cuối cùng lan tỏa đến giá trị sản xuất
Đơn vị: %
|
Việt Nam
|
Trung Quốc
|
Tiêu dùng
|
Tích lũy
|
Xuất khẩu
|
Tổng cầu cuối cùng
|
Tiêu dùng
|
Tích lũy
|
Xuất khẩu
|
Tổng cầu cuối cùng
|
Việt Nam
|
84
|
81
|
86
|
85
|
0,2
|
0,11
|
0,06
|
0,1
|
Trung Quốc
|
16
|
19
|
14
|
15
|
99,8
|
99,89
|
99,94
|
99,9
|
Tổng giá trị sản xuất
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015
Tuy nhiên, do quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lớn, do đó chỉ có 0,3% trong tổng giá trị sản xuất được lan tỏa từ nhu cầu cuối cùng của Việt Nam (khoảng 111 tỷ USD), trong khi giá trị sản xuất của Việt Nam được lan tỏa bởi nhu cầu cuối cùng của Trung Quốc là 8% trong tổng giá trị sản xuất (khoảng 53 tỷ USD trong khoảng 667 tỷ USD giá trị sản xuất của Việt Nam).
Bảng 7. Giá trị sản xuất được lan tỏa bởi cầu cuối cùng và các thành phần của nó
Giá trị sản xuất được lan tỏa bởi
|
Việt Nam (%)
|
Trung Quốc (%)
|
Việt Nam (triệu USD)
|
Trung Quốc (triệu USD)
|
Tổng cầu cuối cùng nội địa
|
100
|
100
|
667.204
|
42.923.927
|
Việt Nam
|
92
|
0,3
|
614.152
|
111.329
|
Trung Quốc
|
8
|
99,7
|
53.052
|
42.812.598
|
Tiêu dùng cuối cùng
|
100
|
100
|
272.991
|
14.212.621
|
Việt Nam
|
89,5
|
0,3
|
244.380
|
46.749
|
Trung Quốc
|
10,5
|
99,7
|
28.611
|
14.165.872
|
Tích lũy
|
100
|
100
|
99.470
|
16.156.925
|
Việt Nam
|
82,5
|
0,1
|
82.041
|
19.323
|
Trung Quốc
|
17,5
|
99,9
|
17.429
|
16.137.602
|
Xuất khẩu
|
100
|
100
|
294.743
|
12.554.380
|
Việt Nam
|
97,6
|
0,4
|
287.731
|
45.257
|
Trung Quốc
|
2,4
|
99,6
|
7.011
|
12.509.124
|
Nguồn: Tính toán của các tác giả qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015
Giá trị tăng thêm của Việt Nam và Trung Quốc được hình thành từ các yếu tố của cầu cuối cùng và sản xuất của nước khác là rất khác nhau. Tổng giá trị tăng thêm của Trung Quốc được tạo ra bởi 1 đơn vị tăng lên của cầu cuối cùng và sản xuất của Việt Nam cao hơn Việt Nam nhận được từ các yếu tố này là khoảng 54% (0,943 so với 0,612). Đáng chú ý là, sản xuất của Việt Nam lan tỏa đến giá trị tăng thêm của Trung Quốc cao gấp gần 100 lần sản xuất của Trung Quốc lan tỏa đến giá trị tăng thêm của Việt Nam, đặc biệt nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như: Ngành số 4, 5, 8, 11 - 14, 17, 18, 27. Điều này cho thấy sản xuất của Việt Nam mang tính gia công cao và đầu vào phần lớn là sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc. Như vậy có thể thấy, sau hơn 20 năm công nghiệp hóa nhưng hầu như Việt Nam không có sản phẩm phụ trợ, do đó càng làm gia công trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì càng tạo ra thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
4. Kết luận
Trong quan hệ thương mại không chỉ là thâm hụt thương mại mà còn liên quan mật thiết đến cơ cấu nền kinh tế. Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn từ sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam so với ngược lại. Cơ cấu liên ngành của Việt Nam không kích thích sản xuất trong nước do không có sản phẩm hỗ trợ làm đầu vào trong quá trình sản xuất. Với cấu trúc như vậy, nếu Việt Nam không phụ thuộc vào đầu vào của Trung Quốc thì sẽ phụ thuộc vào các quốc gia khác. Do đó, nếu chỉ nhìn vào các con số tăng trưởng GDP và không nhìn thấy cấu trúc của nền kinh tế có thể dẫn đến sự tăng trưởng không bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Bart Los Marcel P. Timmer, Measuring Bilateral Exports of Value Added: A Unified Framework, Working Paper 24896 http://www.nber.org/papers/w24896, 1050 Massachusetts Avenue Cambridge, MA 02138.
2. Bems, Rudolfs, Robert C. Johnson and Kei-Mu Yi (2011), Vertical Linkages and the Collapse of Global Trade, American Economic Review (Papers and Proceedings), 101 (3), 308 - 12.
3. Bems, Rudolfs, Robert C. Johnson and Kei-Mu Yi (2013), The Great Trade Collapse, Annual Review of Economics, 5 (1), 375 - 400.
4. GSO (2018), Statistic Year Book” Statistics Publishing House.
5. Hewings, G J D and Jensen, R C. (1986), Regional Interregional and Multiregional Input ‐ Output Analysis, In Handbook of Regional and Urban Economics, vol 1 Regional Economics, Edited by: Nijkamp, P. North Holland.
6. Isard, W (1951), Interr Egional and Regional Input - Output Analysis: A Model of a Space - Economy, Review of Economics and Statistics 33 (4), 318 - 328. https://doi.org/10.2307/1926459.
7. K.M Kim, Francisco Secretario, Bui Trinh, Hidefumi Kaneko (2011), Developing a Bilateral Input - Output Table in the Case of Thailand and Vietnam: Methodology and Applications, WP, 19th International Input - Output Conference.
8. Lahr, M.L., de Mesnard, L., (2004), Bi-proportional Techniques in Input - Output Analysis: Table Updating and Structural Analysis, Econ. Syst. Res. 16, 115 - 134.
9. Miller, R.E., Blair, P.D., (2009), Input - Output Analysis Foundations and Extensions, Second ed. Cambridge University Press, New York.
10. Miyazawa, K. (1976), Input - Output Analysis and the Structure of Income Distribution, Lecture Notes in Economics and Mathematical Systems, Berlin: Springer-Verlag.
11. Muchdie, M., & Sugema. (2017), Technical and Trade Coefficients in China and in the USA Economies: Are They Different?, International Journal of Advanced Research, 5 (11), 377 - 390. DOI: 10.21474/IJAR01/5780.
12. Noguera, Guillermo (2012), Trade Costs and Gravity for Gross and Value Added Trade, University of California at Berkeley and Columbia University, mimeo.
13. Oosterhaven, J. & Stelder, D. (2007), Regional and Interregional I/O Analysis, Faculty of Economics and Business University of Groningen, the Netherlands, Retrieved from https://www.rug.nl/research/reg/research/ irios/download/regional-io-analysis.pdf.
14. Richardson, H. W. (1979). Regional Economic, Urbana, University of Illinois Press.
15. Takeo Ihara (1999), Diagosis and Therapy of Interregional Feedback Effect Heidelberg: Springer Verlag.
16. Trinh Bui (2017), Interregional Structure Analysis Based On Three Regions of Vietnam, Advances in Social Sciences Research Journal - Vol.4, No.7, 38 - 44.
17. Trinh Bui, Hoa. P.L (2014), Some Findings of Vietnam’s Economic Situation in the Relationship with China, American Journal of Economics, 4(5): 213 - 217.
18. Trinh, B. Hoa, P. L. & Giang, B.C (2008), Import multiplier in Input - Output Analysis, Depocen Working Paper Series No. 2008/23.
19. Trinh, Bui, Phong, N.V (2013), A Short Note on RAS Method, Advances in Management & Applied Economics, 3 (4), 133 - 137.
20. Trinh. Bui, Phong, N.V, Quoc, Bui (2018), The RAS Method with Random Fixed Points, Journal of Economics and Business, 1 (4), 640 - 646.
21. Tung. N. Q, Trinh Bui, Phong. N. V, Interregional Input - Output Analysis between the Mekong Delta Region (MDR) and the Rest of Vietnam (ROV), Research in Economics and Management ,Vol. 3, No. 3 Page: 288 - 306.
*1 Nhu cầu cuối cùng nội địa bao gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu đến các nước còn lại.
*2 http://data.stats.gov.cn/if normal.htm?u=/files/html/quickSearch/trcc/trcc01.html&h=740.
*3 GDP = GVA + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản xuất.