Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0

Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0 08/04/2022 10:45:00 694

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0

08/04/2022 10:45:00

 

- Đơn vị chủ trì: Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Bùi Minh Chuyên

- Năm giao nhiệm vụ: 2019/Mã số: 2019-63

 

1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội mà một trong các nội dung quan trọng là “Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuẩn hóa và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp”.

Để chủ động tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính cũng đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018 về triển khai ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Theo đó, Nghị quyết đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số”. Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện là “Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ công chức, viên chức về chính phủ điện tử, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến…

Trên cơ sở mục tiêu đó, công chức ngành Tài chính cần phải được bồi dưỡng các kiến thức cần thiết để nâng cao năng lực tiếp cận, triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của ngành trong điều kiện các mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để bồi dưỡng cán bộ, công chức hiệu quả cần phải xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp, phải thực sự xác định được đâu là kiến thức, kỹ năng mà cán bộ, công chức phải biết, cần biết và nên biết. Khung chương trình phải chỉ ra được đâu là khoảng trống về năng lực để bổ sung, phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, chương trình phải có tính đến việc bảo đảm cá nhân hóa nhu cầu bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức, kỹ năng mà mỗi vị trí việc làm, chức danh thực sự cần nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, khắc phục sự dàn trải, cào bằng trong chương trình, nội dung đào tạo…

Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tài chính nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ những năm qua nhưng một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn trùng lắp, nội dung chưa được cập nhật thường xuyên, thiếu thực hành, chưa có tính liên thông. Do đó, việc nghiên cứu về “Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

 

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở khoa học xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức; Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực của công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức hoạch định chính sách và công chức thực thi chính sách ngành Tài chính (bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho công chức ngành Tài chính). Không nghiên cứu các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, an ninh quốc phòng và tin học, ngoại ngữ.

- Về thời gian: Giai đoạn từ 2015-2020 và giai đoạn 2021-2025.

4. Kết quả nghiên cứu

(1) Đề tài đã làm rõ một số lý luận chung về việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0; khái niệm về năng lực công chức, các nhân tố ảnh hưởng; trình bày khái quát về tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách; chỉ ra cơ sở, nguyên tắc, phương pháp và quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức; tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức.

(2) Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Pháp, Thái Lan, Singapore trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng công chứctừ đó rút ra 04 bài học cho Việt Nam: (i) Quá trình xây dựng chương trình bồi dưỡng công chức cần đặc biệt chú ý đến việc xác định nhu cầu bồi dưỡng. Đối tượng khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng không chỉ là công chức mà còn hướng đến các chủ thể quản lý và sử dụng công chức, các khách hàng của nền công vụ để tìm ra những thiếu hụt thực sự trong năng lực của đội ngũ công chức; (ii) Chương trình bồi dưỡng cần xây dựng đảm bảo tính cá nhân hóa nhu cầu học tập gắn với các nhóm đối tượng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học viên , nâng cao hiệu quả áp dụng chương trình bồi dưỡng; (iii) Đánh giá hiệu quả chương trình bồi dưỡng không chỉ được thực hiện trong quá trình tổ chức các khóa bồi dưỡng mà còn cần đánh giá sau khi học viên hoàn thành khóa bồi dưỡng, trở về công tác; (iv) Chương trình bồi dưỡng cần có cách tiếp cận phù hợp với các nhóm đối tượng công chức từ yêu cầu chuẩn hóa đến yêu cầu phát triển năng lực để đảm bảo chương trình bồi dưỡng thực sự khoa học.

(3) Đề tài đã đánh giá thực trạng cũng như chất lượng của các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính hiện nay và khảo sát đánh giá được nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0: Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính giai đoạn 2015 - 2019 đã đạt được một số thành tựu nhất định như: Được xây dựng đảm bảo chất lượng hơn, nội dung được đổi mới theo hướng tích cực, quy mô bồi dưỡng tăng nhanh. Số lượng chương trình và tài liệu được tổ chức xây dựng và biên soạn nhiều hơn, hầu hết các chương trình bồi dưỡng được chú trọng và đổi mới cả về mặt nội dung và loại hình bồi dưỡng, nội dung chương trình đã đi sâu vào những vấn đề nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách. Ngoài ra các chương trình cũng được biên soạn dần gắn với yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và yêu cầu của thực tiễn phát triển ngành Tài chính theo từng giai đoạn. Nội dung chương trình về cơ bản bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức và kỹ năng thực hành, có bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung chương trình được xây dựng và thực hiện chưa đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0; chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng theo các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Tài chính để nâng cao năng lực công chức, đặc biệt các chương trình bồi dưỡng chưa hướng tới việc nâng cao năng lực công chức trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0; Nội dung của nhiều chương trình còn trùng lặp, thiếu tính cập nhật, nhiều nội dung lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao rõ rệt về kiến thức và trau dồi, rèn luyện các kỹ năng công vụ; Các chương trình bồi dưỡng theo nâng cao năng lực công chức được xây dựng chưa thật sự bài bản, thời gian học tập rất ngắn: thường là 03 ngày, nhiều chương trình chỉ 01-02 ngày nên dung lượng kiến thức ít, thường mang tính tập huấn chính sách, chế độ nên chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực công chức. Mặt khác, chương trình tài liệu được xây dựng mang tính thực tiễn độ mở thấp nên thường xuyên lạc hậu, trong khi ít chú trọng cập nhật.

(4) Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề tài đã đề xuất giải pháp thực hiện các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức ngành Tài chính trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0 hướng tới: (i) Không ngừng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của độingũ công chức góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phù hợp với điều kiện thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước; (ii) Quán triệt và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”. Áp dụng các hình thức bồi dưỡng linh hoạt: tập trung, bán tập trung phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng; (iii) Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của công chức ngành Tài chính; (iv) Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế; (v) Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệmhọc tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ công chức. Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện và hỗ trợ công chức được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Khuyến khích tự học và đào tạo các trình độ phù hợp với chuyên môn, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực công vụ chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; (v) Tất cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia tổ chức bồi dưỡng; cán bộ, công chứcđược lựa chọn những nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹnăng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận; (vi) Ngành Tài chính xây dựng quy chế quy định trách nhiệmđối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổchức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với bộ, ngành, địa phương; (vii) Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức bên cạnh các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý công chức bảo đảm thu hẹp khoảng trống giữa yêu cầu về năng lực công chức với năng lực hiện tại phù hợp với vị trí công tác. Tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu theo hướng “cầm tay chỉ việc”; (viii) Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng: Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức; Xây dựng kếhoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức; (ix) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng trên cơ sở bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và giải pháp theo quy định của pháp luật và của ngành Tài chính. Đồng thời, thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng phù hợp với tình hình, bảo đảm sự chủ động của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chứcnâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; (x) Về hợp tác quốc tế: a) Có cơ chế huy động các tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín nước ngoài tham gia giảng dạy cho khóa bồi dưỡng công chứcđặc biệt đối với các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nâng cao năng lực hội nhập; b) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%