Tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 15/12/2020

Tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 15/12/2020 15/12/2020 16:12:00 408

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 15/12/2020

15/12/2020 16:12:00

Tổng cung

 

Tăng trưởng

Theo TTXVN ngày 14/12, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) vừa công bố báo cáo Dự báo Kinh tế châu Á Trung hạn. Trong báo cáo này, JCER đưa ra hai kịch bản về tác động của dịch Covid-19 gồm: Kịch bản tiêu chuẩn và kịch bản dịch Covid-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Trong kịch bản tiêu chuẩn, JCER giả định dịch Covid-19 chỉ là sự kiện nhất thời giống như động đất và sẽ không ảnh hưởng tới các cấu trúc kinh tế trong giai đoạn trung hạn. Với giả định như vậy, JCER dự báo năm 2020, Việt Nam có thể vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6% vào năm 2035 nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Điều này sẽ giúp Việt Nam vượt qua Đài Loan về quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia. Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.000 USD.

Kịch bản nghiêm trọng hơn giả định dịch Covid-19 sẽ tồi tệ hơn, không chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế hiện nay mà còn ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa, sự mở cửa thương mại và chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như nhiều nhân tố khác, làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn của nhiều quốc gia. Trong kịch bản này, vào năm 2035, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ thấp hơn so với kịch bản tiêu chuẩn, chủ yếu do sự đình trệ về trao đổi thương mại.

Sản xuất công nghiệp

Theo TTXVN ngày 15/12, theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh công nghiệp (CIP) 2020, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc ghi nhận, năm 2018, Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng CIP, xếp thứ 38 trong năm 2018 trong thang chỉ số toàn cầu gồm 152 quốc gia, so với vị trí thứ 41 trong năm 2017. Báo cáo cho rằng, từ năm 1990, Việt Nam trên đà tăng hạng chỉ số CIP. Việt Nam gần vượt lên trên mức trung bình của thế giới, trong đó 2 chỉ số quan trọng về khả năng cạnh tranh, đặc biệt khi hàng hóa sản xuất của Việt Nam chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, vượt trên mức trung bình toàn cầu là 60%. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng các hoạt động công nghệ vừa và cao trong lĩnh vực chế tạo, thứ hạng của Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, giảm một bậc khi xếp thứ 40 trong năm 2018. Xét về tỷ trọng hoạt động công nghệ vừa và cao trong chỉ số giá trị gia tăng toàn ngành chế tạo, thứ hạng của Việt Nam chỉ tăng một bậc, xếp thứ 31 trong năm 2018.

Tổng cầu

 

Ngân sách
nhà nước

Theo TTXVN ngày 14/12, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1927/QĐ-BTC về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021. Theo quyết định này, tổng thu NSNN năm 2021 là 1.343.330 tỷ đồng. Cụ thể, thu nội địa là 1.133.500 tỷ đồng; thu từ dầu thô là 23.200 tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu là 178.500 tỷ đồng; thu viện trợ là 8.130 tỷ đồng. Tổng chi NSNN năm 2021 là 1.687.000 tỷ đồng, bao gồm chi đầu tư phát triển là 477.300 tỷ đồng; chi trả nợ lãi là 110.065 tỷ đồng; chi viện trợ là 1.600 tỷ đồng; chi thường xuyên là 1.036.730 tỷ đồng; chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế là 25.505 tỷ đồng; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là 100 tỷ đồng; dự phòng NSNN là 34.500 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 343.670 tỷ đồng, bằng khoảng 4%GDP, bội chi ngân sách trung ương là 318.870 tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương 24.800 tỷ đồng.

Quyết định cũng nêu rõ dự toán chi ngân sách trung ương của từng bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực chi và những nhiệm vụ chi khác của ngân sách trung ương năm 2021. Trong các đơn vị trung ương, Bộ Giao thông Vận tải có dự toán chi cao nhất là 60.785 tỷ đồng, sau đó là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 46.371 tỷ đồng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 34.791 tỷ đồng...

Cân đối vĩ mô

 

Giá vàng

Theo TTXVN ngày 11/12, giá xăng và các mặt hàng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 16 giờ ngày 11/12/2020 sau khi áp dụng quỹ bình ổn giá (BOG). Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương -Tài chính quyết định không trích lập quỹ BOG đối với 4 mặt hàng là xăng E5 RON92, dầu mazút, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập quỹ BOG đối với xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít.

Bên cạnh đó, liên bộ yêu cầu chi sử dụng quỹ BOG với xăng E5 RON92 ở mức 1.000 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel là 300 đồng/lít; dầu hỏa là 400 đồng; dầu mazút là 200 đồng/kg. Sau khi trích lập quỹ BOG, xăng E5 RON92 có giá trần là 15.129 đồng/lít, tăng 635 đồng/lít; xăng RON95-III là 16.007 đồng/lít, tăng 656 đồng/lít.

Trong lần thay đổi này, dầu diesel 0.05S có giá trần là 11.892 đồng/lít, tăng 458 đồng/lít; Dầu hỏa có giá trần là 10.777 đồng/lít, tăng 639 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S cao nhất là 11.942 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Đại diện Petrolimex cho biết tính đến trước thời điểm điều chỉnh giá, số dư quỹ BOG tại doanh nghiệp là 3.850 tỷ đồng.

Thị trường tài sản

 
 

Theo TTXVN ngày 16/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 11/2020, 16 công ty đã đăng ký 43 đợt phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tại HNX, với tổng giá trị đăng ký phát hành 17.900 tỷ đồng. Kết quả, các doanh nghiệp trên đã phát hành thành công đạt 10.600 tỷ đồng, chiếm 59,1% tổng giá trị đăng ký phát hành, tăng 1,1 nghìn tỷ đồng (11,6%) so với giá trị phát hành trong tháng 10/2020. Nhóm doanh nghiệp có quy mô phát hành lớn nhất trong tháng là các tổ chức tín dụng, chiếm 49,75% tổng giá trị, kỳ hạn phát hành bình quân là 4,51 năm. Bên cạnh đó, giá trị phát hành của nhóm công ty bất động sản chiếm 32,8% tổng giá trị với kỳ hạn bình quân là 4,89 năm. Trong khi, các doanh nghiệp chứng khoán chỉ chiếm 1,45% tổng giá trị và kỳ hạn bình quân là 1 năm. Còn lại, các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác chiếm 16% với kỳ hạn bình quân là 5,47 năm. Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp quốc tế, có 1 doanh nghiệp phát hành thành công 30 triệu USD ra thị trường với kỳ hạn phát hành bình quân đạt 5 năm.

Trong 11 tháng đầu năm 2020, HNX đã nhận 2.311 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có 1.970 đợt phát hành thành công, tổng giá trị đạt được 348.400 tỷ đồng, chiếm 68,5% tổng giá trị đăng ký. Cụ thể, số doanh nghiệp phát hành thành công là 237 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp đã phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Đàm phán - Ký kết

Theo TTXVN ngày 11/12, ngày 11/12/2020, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Vương quốc Anh và Việt Nam (UKVFTA). UKVFTA sẽ giữ nguyên các lợi ích trong quan hệ thương mại hiện tại giữa Vương quốc Anh với Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam. Theo đó, 99% thuế xuất - nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan.

Kết thúc đàm phán, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Elizabeth Truss và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký một tuyên bố chung, trong đó nêu rõ những quyền lợi của doanh nghiệp sẽ được tiếp tục khi thuế xuất - nhập khẩu giảm; cơ hội tiếp cận nhiều hơn đến các dịch vụ; các sản phẩm thiết yếu của Anh và Việt Nam sẽ được bảo hộ. Dự báo, khi UKVFTA được áp dụng hoàn toàn, Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi có thể tiết kiệm lên tới 114 triệu Bảng Anh tiền thuế xuất khẩu; trong khi đối với Vương quốc Anh, con số này là 36 triệu Bảng Anh.

 

Theo TTXVN ngày 11/12, từ ngày 10 - 11/12/2020, Bộ Công Thương và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã thống nhất thông qua và tiến tới ký kết Kế hoạch hành động triển khai mục tiêu kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2023. Bản kế hoạch hành động nói trên có ý nghĩa quan trọng, đưa ra các hoạt động chi tiết và lộ trình thực hiện cụ thể cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng trong các năm tiếp theo dựa trên 4 định hướng chính: (i) Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam; (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc; (iii) Hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng tiềm năng như dệt may, giầy dép, đồ gỗ, nông thủy sản và thực phẩm chế biến; (iv) Tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật từ Hàn Quốc để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp ôtô, dệt may, hóa chất, cơ khí - chế tạo và linh kiện của Việt Nam. Từ đó, tạo năng lực cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu trở lại Hàn Quốc và xuất khẩu sang các nước khác